Bài 22
DẪN NHIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
2. Kĩ năng: Quan sát hiện tượng vật lí, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
* Cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 đèn cồn cógắn các đinh a, b, c, d, e bằng sáp như hình 22.1. Lưu ý các đinh có kích thước như nhau, nếu sử dụng nến để gắn các đinhlưu ý nhỏ nến đều để gắn các đinh.
- Bộ thí nghiệm hình 22.2. Lưu ý gắn các đinh ở 3 thanh khoảng cách như nhau
- 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm:
+ ống 1 có sáp (nến) ở đáy ống có thể hơ qua lửa lúc ban đầu để nến gắn xuống đáy ống nghiệm không bị nổi lên, đựng nước
+ống 2: Trên nút ống nghiệm bằng cao su hoặc nút bấc có1 que
- 1 khay đựng khăn ướt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
Không thực hiện công lên một vật nhưng có thể làm cho nhiệt năng củavật tăng lên bằng cách nào?
* Tổ chức tình huống học tập:
Khi ta đổ nước sôi vào một cốc nhôm và một cốc bằng sứ, em sờ tay vào cảm thấy cốc nào nóng hơn? Vì sao?
Họat động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt (10 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc mục TN SGK, nêu tên dụng cụ, các bước tiến hành TN. GV: giới thiệu lạidụng cụ TN, các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn HS cách lắp TN. HS: - Các nhóm tiến hành TN và thảo luận C1, C2, C3 - GV điều khiển HS đi đến thống nhất câu trả lời, rút kết luận. |
I. Sự dẫn nhiệt 1.Thí nghiệm: (SGK) 2.Trả lời câu hỏi: C1, 2, 3 (SGK). 3. Kết luận: Sự truyền nhiệt năng như trong TN gọi là sự dẫn nhiệt. |
Họat động 3: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của các chất (23 phút)
GV làm TN biểu diễn - TN 1 B1:Lắp TN như hình 22.2 B2: Dùng đèn cồn đun nóng các thanh. C4? C5? - TN 2 B1:Lắp TN như hình 22.3 B2: Dùng đèn cồn đun nóng miệng ống nghiệm. C6? - TN 3 B1:Lắp TN như hình 22.4 B2: Dùng đèn cồn đun nóngđáy ống nghiệm. C7? |
II.Tính dẫn nhiệt của các chất 1.TN 1: (H22.2 – SGK) * Nhận xét: Trong sự truyền nhiệt của chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. 2.TN 2: (H22.3 – SGK) * Nhận xét: Chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn. 3.TN3: ( H22.4 SGK) * Nhận xét: Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng. |
Họat động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (7 phút)
* Vận dụng:
C8? ( SGV) C9? C10? C11? |
III.Vận dụng C9: Không. C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt. C11: Để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt. |
* Củng cố:
HS cho biết: Nhiệt năng được truyền như thế nào, bằng hình thức nào?
Nêu tính dẫn nhiệt của các chất R, L, K.
Đọc phần ghi nhớ
* Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK);
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK;
Làm hết các bài tập trong SBT;
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”;
Đọc trước bài 23 (SGK).