Giáo án Vật lý 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào mới nhất

Tuần:

23

Chương 2: Nhiệt học

CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

Ngày soạn:

Tiết:

22

Ngày giảng:

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thứ c:

- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm và mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.

- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

2. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

3. Thái độ:

- Kích thích HS yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

* Cho mỗi nhóm học sinh:

- 2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3.

- 1 bình đựng 50cm3 ngô.

- 1 bình đựng 50cm3 cát khô và mịn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)

* Kiểm tra: Vật liệu thí nghiệm HS chuẩn bị.

* Vào bài: Giới thiệu như mở bài chương 2 và bài 19.

Họat động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất (15 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

GV: Yêu cầu HS:đọc thông tin phần I và nhớ lại kiến thức về cấu tạo chất đã học ở môn hoá 8 để trả lời các câu hỏi sau:

Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

Hình 19.3 cho ta biết điều gì?

Tại sao nhìn các chất lại dường như có vẻ liền một khối?

Hs: nghe và ghi bài

I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.

Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất của vật chất.

Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.

Họat động 3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử (12 phút)

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN mô hình.

GV: thông báo mục đích của TN

- Kết quả TN?

- Nhận xét về thể tích hỗn hợp sovới tổng thể tích ban đầu?

- Giải thích?

- Dựa vào TN mô hình hãy giải thích TN vào bài của GV?

Qua thí nghiệm em có kết luận gì?

GV: Chốt kết luận, ghi bảng.

HS:

- Tiến hành làm TN mô hình theo nhóm.

HS:tiếp thu kiến thức, ghi vở.

II.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hay không?

1.Thí nghiệm mô hình:

(Câu 1 - SGK, trang 69)

- Giải thích: Do các hạt gạo nằm xen kẽ vào khoảng cách giữa các hạt ngô.

2.Kết luận:

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Họat động 4: Vận dụng – Củng cố (10 phút)

HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần vận dụng (C3, 4, 5).

Nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?

Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách không?

HS đọc phần ghi nhớ SGK.

Họat động 5: Hướng dẫn về nhà (3 phút).

Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.

Làm hết các bài tập trong SBT.

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.

Đọc trước bài 20 (SGK).