Giáo án Vật lý 8 bài 21: Nhiệt năng mới nhất

Tuần:

25

NHIỆT NĂNG

Ngày soạn:

Tiết:

24

Ngày giảng:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thứ c:

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Tìm được thí dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt...

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

* Cho mỗi nhóm học sinh:

- 1 miếng kim loại hoặc 1 đồng tiền bằng kim loại

- 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm

* Chuẩn bị cho GV

- 1 quả bóng cao su- 2 miếng kim loại ( hoặc 2 đồng xu)

- 1 phích nước nóng- 2 thìa nhôm

- 1 cốc thuỷ tinh- 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)

* Kiểm tra bài cũ:

1. Các chất được cấu tạo như thế nào? Vận tốc các nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

2. Trong quá trình chuyên hoá cơ học cơ năng có đặc điểm gì?

*Tổ chức tình huống học tập:

GV:Thả một quả bóng rơi, yêu cầu HSquan sát và nhận xét về độ cao của quả bóng

Hiện tượng này có vi phạm đinh luật bảo toàn cơ năng không? Nếu không thì cơ năng của quả bóng đã biến đi đâu?

Họat động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng (12 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

GV:Yêu cầu học sinhđọc thông tin

Động năng là gì?

Tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệtđộ của vật?

Đơn vị nhiệt năng?

GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.

Học sinh: Tiếp thu kiến thức, ghi vở theo phần chốt kiến thức của GV.

Hs: Đọc thông tin.

- HS trả lời.

I.Nhiệt năng

1. Định nghĩa:

Tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vậr gọi là nhiệt năng của vật.

2. Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng củavật lớn.

3. Đơn vị nhiệt năng:

Là Jun (J).

Họat động 3: Cách làm thay đổi nhiệt năng (10 phút)

GV:Tổ chức học sinh họat động như trên, yêu cầu HS đọc thông tin:

Nêu cách làm thay đổi nhiệt năng củavật? Cho ví dụ.

Hs: Đọc thông tin;

II.Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật

- Nhiệt năng củavật có thể thay đổi bằng 2 cách:

+ Thực hiện công (đem cọ xát vật).

+ Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng vủa vật mà không cần thực hiện công (hơ trên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng).

Họat động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng (6 phút)

- GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị các đại lượng có mặt trongcông thức.

Giải thích đơn vịJ của nhiệt lượng?

III.Nhiệt lượng

1. Định nghĩa:

- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

2. Đơn vị: Jun (J)

Họat động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (12 phút)

* Vận dụng:

Tổ chức HS trả lời cá nhân các câu 3, 4, 5 phần vận dụng.

·Củng cố:

Nêu kiến thức trọng tâm của bài.

HS đọc phần ghi nhớ.

* Hướng dẫn về nhà:

Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.

Làm hết các bài tập trong SBT ( bài 21).

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.

Đọc trước bài 22 (SGK).