Tiết 29 – BÀI 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng kết quả thí nghiệm về số liệu có sẵn
- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
* GV: - 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2 đèn cồn (bấc được kéo lên đều nhau), 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế ( chỉ dùng để minh họa các thí nghiệm trong bài)
- Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm bảng 24.1, 24.2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Họat động 1:Tổ chức các tình huống học tập (5 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài kiểm tra 45 phút.
* Tổ chức tình huống học tập:
- Vào bài như SGK
Họat động 2: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? (5 phút)
GV: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố: + Khối lượng; + Độ tăng nhiệt độ của vật; + Chất cấu tạo lên vật; Để kiểm tra điều này ta phải làmnhư thế nào? |
I. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố: + Khối lượng + Độ tăng nhiệt độ của vật + Chất cấu tạo lên vật |
Họat động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vàokhối lượng củavật (8 phút)
GV:Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát H24.1, nêu tên các dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm. Thảo luận nhóm kết quả thí nghiệm trong bảng 24.1SGK), trả lời C1?C2? HS thảo luận để đi đến thống nhất kết quả |
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vàokhối lượng củavật a. Thí nghiệm: H24.1. b. Kết quả TN: Bảng 24.1. c. Kết luận: m tăng thì Q cũng tăng. |
Họat động 4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vàođộ tăng nhiệt độcủavật (8 phút)
HS họat động nhóm, giới thiệu TN trong SGK và kết quả TN trong bảng 24.2. a.C3? b.C4? GV treo bảng 24.2 Giải thích TN SGK C5? HS thảo luận để đi đến thống nhất kết quả. |
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vàođộ tăng nhiệt độcủavật. a. Thí nghiệm: H24.2. b. Kết quả TN: Bảng 24.2. c. Kết luận: khi độ tăng to tăng thì Q cũng tăng. |
Họat động 5: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất cấu tạovật (7 phút)
HS họat động nhóm, giới thiệu TN trong SGK và kết quả TN trong bảng 24.3 c.C6? d.C7? HS thảo luận để đi đến thống nhất kết quả. |
3.Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất cấu tạovật a. Thí nghiệm: H24.3. b. Kết quả TN: Bảng 24.3. c. Kết luận:Q phụ thuộc vào bản chất làm vật. |
Họat động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng (6 phút)
GV: Q mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào mấy yếu tố? GV: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, đơn vị các đại lượng có trong côngthức. Nêu ý nghĩa (c)? vận dụng bảng (c) giải thích 1 số bài tập. Crượu = 2 500 J/kgK?... |
II.Công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.Dt Q: nhiệt lượng vật thu vào (J). m: khối lượng vật (kg). ∆t = t2- t1: độ tăng nhiệt độ (0C, oK) C: nhiệt dung riêng (J/kgK). * Khái niệm (c) và bảng (c) của một số chất: Bảng 24.4 – SGK. |
Họat động 7: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (7 phút)
Vận dụng: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C8, C9
Củng cố: Cho HS nêu kiến thức trọng tâm của bài và đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
Làm hết các bài tập trong SBT
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”
Đọc trước bài 25 (SGK).