Giáo án Vật lý 8 bài 29: Ôn tập

Tiết 34- BÀI 29: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình.

- Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan.

- Biết cách bảo vệ môi trường thông qua các bài học có liên quan: khi đốt cháy nhiên liệu, chuyển hoá các dạng năng lượng...

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp vận dụng kiến thức đã cho, kĩ năng bảo vệ môi trường.

3. Thái độ:

- Rèn tính kiên trì, tích cực, chủ động trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập, đáp án.

HS: ôn toàn bộ kiến thức.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn tập.

*Tổ chức tình huống học tập: Giới thiệu như phần mục tiêu.

HĐ2: Tổ chức HS ôn tập (15 phút)

GV:

Gọi 3 - 4 HS trả lời phần ôn tập (mỗi em từ 3 - 4 câu, trong số các câu hỏi ở phần tự kiểm tra mà học sinh yêu cầu).

HS: trả lời phần ôn tập.

So sánh kết quả với bạn.

Nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, chốt đáp án đúng.

HS: Sửa lại những phần sai, bổ sung phần thiếu.

GV: Tiếp tục tổ chức HS trả lời một ssó câu hỏi vận dụng, nhận biết đơn giản.

HĐ2: Vận dụng (25 phút)

GV:Nêu một số câu hỏi ở bài kiêm tra chương II để HS trả lời.

GV: Đọc một số bài tập để hh/s ghi và tự giải.

Bài 1:

Tóm tắt:

m1 = 1 kg ;m2= 0, 5 kg

t1= 200C; C2 = 880J/kgK.

t=1000C; H = 30%

C1= 4200J/kgK

qd = 44. 106 J/kg

Q =?md =?

GV:

Để tính Q, kl dầu ta phải làm như thế nào? Vậy tính Q ntn?

Tính Q1 bằng công thức nào?

Thay số? Kết quả?

HS: 1 em lên bảng làm BT. Các em còn lại làm trong vở ghi.

Bài 2: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả 1 miếng chìm= 300 gđược nung nóng tới 1000Cvào 250 g nước ở 58, 5 0C làm cho nước nóng lên 600C.

a. Tính nhiệt lượng nước thu vào?

b. Tính nhiệt dung riêng của chì?

c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng với giá trị (C) ghi ở bảng.

I. Ôn tập:

- Phần tự kiểm tra chương I: trang 62.

- Phần tự kiểm tra chương II: trang 101.

- Trả lời một số câu hỏi trọng tâm:

1. Nêu cách tính công, công suất của vật?

2. Nêu điều kiện để một vật có động năng, thế năng, vừa có động năng vừa có thế năng?

3. Các đại lượng: t0, Wđ, nhiệt năng, thể tích phụ thuộc và các yếu tố nào?

4. So sánh sự dẫn nhiệt của các chất R - L- K?

5. Nhiệt dung riện của một chất là gì? Giải tích nhiệt dung riêng của một số chất như: nước, dầu rượu...

6. Năng suất toả nhiệt là gì? Giải thích năng suất toả nhiệt của củi khô, của than đá...?

7. Nêu nội dung của nguyên lí cân bằng nhiệt.

Viết phương trình cân bằng nhiệt, công thuéc tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn?

8. Vì sao về mùa hề ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?

9. Tại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?

10. Tại sao chất rắn và chân không không xảy ra hiện tượng đối lưu?.

II. Vận dụng.

1. trả lời câu hỏi:

(SGV - trang 152, 153, 154)

2. bài tập:

Bài 1:

Lời giải:

Tính nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước:

Q = Q1 + Q2 = m1c1 (t - t1) + m2c2 (t - t2)

= 1.4200. (100 - 20) + 0, 5.880. (100 - 20)

= 371 200 (J).

Tính tổng nhiệt lượng dầu cháy toả ra:

Ảnh đính kèm

Tính khối lượng dầu cần dùng:

Ảnh đính kèm

Bài 2:

Lời giải:

A, b. Vì nhiệt lượng nước thu bằng Q chì toả ra nên: Q1 = Q2

Nên: m1c1 (t - t1) = m2c2 (t2 - t)

= 0, 25.4200. (60 - 58, 5) = 0, 3.c2. (100 - 60)

1575= 12 c2

Suy ra: c2 = 131 (J/kgK)

Q1 = 1 575 (J).

c. Khi tính c của chì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình đựng nước và môi trường chung quanh nên giá trị tính được lớn hơn giá trị ghi trong bảng c của một số chất.

Họat động 3: Hướng dẫn về nhà (2 phút)

- Trả lời lại các câu hỏi phần tự kiểm tra chương I, II trong SGKvà các câu hỏi bổ sung.

- Làm lại hết các bài tập trong bài ôn tập.

- Chuẩn bị tốt kiến thức, dụng cụ học tập để giờ sau kiểm tra học kì II.