Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Acsimét mới nhất

Tiết 11 – BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT

I- MỤC TIÊU

* Kiến thức:

- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy của chất lỏng (Lực đẩy Acsimét), chỉ rõ đặc điểm của lực này.

- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu được tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.Biết được sự ô nhiễm môi trường do chất thảI từ các phương tiện giao thông trên biển.

- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimét để giải thích các hiện tượng đơn giản.

* Kĩ năng:

Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên các vật để xác định độ lớn của lực đẩy Acsimét.

* Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường khi có nguy cơ ô nhiễm: tàu thuỷ nên dùng năng lượng sạch…

II- CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm học sinh:

- 1 lực kế, 1 giá đỡ, 1 cốc nước, 1bình tràn, 1 quả nặng (1N)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1:

* Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

1. Lấy ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

2. Độ lớn của áp suất khí quyển

* Tổ chức tình huốnghọc tập: như SGK

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Họat động 2: Tác dụng của chất lỏng lên các vật nhúng chìm trong nó (15 phút)

- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm hình 10.2

Thí nghiệm gồm có những dụng cụ gì?

Cách tiến hành TN?

+ Lực kế treo vật đo P

+ Lực kế treo vật nhúng trong nước đo P1

- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm đo P, P1

- Kết quả TN: P> P1

Dựa vào kết quả TN trả lời C1

Rút ra kết luận C2.

Gv giới thiệu lực này do nhà bác học ACSIMÉT phát hiện ra đầu tiên nên người ta gọi là lựcđẩy ACSIMÉT.

Chất thải từ các tàu thuỷ ở các khu du lịch gây ảnh hưởng gì? Nêu các biện pháp khắc phục?

- HS quan sát hình 10.2, trao đổi nhóm hãy đề xuất phương án thí nghiệm

- HS quan sát hình 10.3, trao đổi nhóm hãy đề xuất phương án thí nghiệm

I Tác dụng của chất lỏng lên những vật nhúng chìm trong nó.

- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy, hướng từ dưới lên.

Họat động 3: Tìm công thức tính độ lớn lực đẩy ACSIMÉT (15 phút)

- Yêu cầu HS đọc và mô tả tóm tắt dự đoán.

Nếu vật nhúng trongchất lỏng càng nhiều thì chất lỏng sẽ dâng lên như thế nào?

- GV tiến hành TN cho HS quan sát và ghi lại kết quả TN

Dựa vàokết quả TN hãy suy nghĩ và hoàn thành C3.

Fđẩy của chất lỏng lên vậtđược tính bằng công thức nào?

- Hs trả lời

- Hs trả lời

II. Độ lớn của lực đẩy ACSIMÉT

1. Dự đoán

- Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

2. Thí nghiệm kiểm tra

- Dụng cụ thí nghiệm:

- Cách tiến hành thí nghiệm

- Kết quả thí nghiệm:

Fđẩy = P chất lỏng chiếm chỗ

3.Công thức tính độ lớn của lực đẩy ACSIMÉT

FA = d.V

Trong đó: V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng của chấtlỏng.FA là độ lớn của lực đẩy ACSIMÉT

Họat động 4: Vận dụng (7 phút)

Hãy vận dụng kiến thức đã học vàođể trả lời C4, C5, C6, C7

- Hs trả lời từng câu hỏi

III. Vận dụng

C4: Gầu nước ngập dưới nước thì:

P = P1 – Fđ

Nên lực kéo giảm đi so với khi gầu nước ở ngoài không khí.

C5:

FđA = d. vA

FđB = d. vB

Mà vA = vB => FđA = FđB

Củng cố: (4 phút)

- Lực đẩy Ác – si – mét xuất hiện trong môi trường nào? Nó có phương và chiều như thế nào?

- Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét. Dựa vào công thức hãy cho biết độ lớn lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

Làm hết các bài tập trong SBT

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

Chuẩn bị báo cáo và nghiên cứu kĩ bài thực hành để giờ sau học.