Tiết 2 – BÀI 2: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc.
- Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc.
2. Kĩ năng:
- So sánh được mức độ nhanh, chậm của chuyển động qua vận tốc.
- Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:- 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.
2. Đối với mỗi nhóm HS: - Tài liệu và sách tham khảo ….
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu khái niệm về chuyển động cơ học, cho ví dụ.
- Tại sao nói chuyển đông hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (8’) |
||
Từ câu hỏi kiểm tra bài 1 Gv đưa ra câu hỏi: - Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. - GV đặt VĐ bài mới. |
- HS đưa ra các cách |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc (8’) |
||
- GV cho HS đọc bảng 2.1 - Yêu cầu HS hoàn thành C1 - Yêu cầu HS hoàn thành C2 - GV kiểm tra lại và đưa ra khái niệm vận tốc - Yêu cầu HS hoàn thành C3 - GV nhận xét và kết luận - Độ lớn của vận tốc cho biết gì? - Vận tốc được xác định như thế nào ? |
- HS quan sát bảng 2.1 - HS hoạt động cá nhân làm C1 - HS ghi kết quả tính được vào bảng 2.1 - HS ghi nhớ -HS hoạt động theo nhóm, đại diện 1 nhóm trả lời. - HS ghi nhớ - 1 HS trả lời |
I – Vận tốc - Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc. - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. - Độ lớn của vận tốc được tính bằng qquãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. |
Hoạt động 3: Xác định công thức tính vận tốc (10’) |
||
- Cho HS nghiên cứu SGK - Yêu cầu viết công thức - Cho HS nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức. - GV nhận xét |
- Từng HS nghiên cứu SGK - 1 HS lên bảng viết công thức tính vận tốc. - 1 HS nêu ý nghĩa của các đại lương trong công thức. - HS ghi nhớ |
II- Công thức tính vận tốc V = S/t Trong đó: - V là vận tốc của chuyển động - S là quãng đường chuyển động của vật - t là thời gian đi hết quãng đường đó. |
Hoạt động 4: Xác định đơn vị của vận tốc (8’) |
||
-Vận tốc có đơn vị đo là gì ? - GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc. - Tốc kế dùng để làn gì và sử dụng ở đâu ? |
- HS hoàn thành C4 để xác định đơn vi của vận tốc. - 1 HS chỉ ra. |
III - Đơn vị vận tốc - Đơn vị vận tốc thường dùng là: m/s ;km / h - Dụng cụ đo vận tốc goi là tốc kế. |
3. Củng cố – Luyện tập (5’)
- GV hướng dẫn HS thảo luận làm C5 đến C7 - GV nhận xét, bổ xung đối với từng câu trả lời của HS - GV cho 2 HS lên bảng làm C6 - GV nhận xét và kết luận. |
- HS hoạt động cá nhân trả lời C5 đến C7 - Cả lớp cùng làm,2 HS lên bảng làm C6 ; 1 HS làm C7 - HS khác nhận xét bài làmtrên bảng. - HS ghi nhớ cách làm. |
IV - Vận dụng C5. a, Điều đó cho biết mỗi giây tàu hoả đi được 10m, ô tô đi được 10 m và xe đạp đi được 3 m b, Chuyển động của ô tô và tàu hoả là bâừng nhau và là nhanh nhất. C6. -Vận tốc của tầu là: V = S/t = 81km/1,5h V = 54 km / h(hay 15m/s) - Vận tốc ở 2 đơn vị trên là như nhau. C 7. Quãng đường đi được là: S = V. t = 12. 1,5 = 8km /h |
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- GV đặt câu hỏi để HS nêu lại nội dung bài học
- GV giới thiêu một số đơn vị đo vận tốc khác
- HD HS làm bài tập 2.1 và 2.2 tại lớp hướng dẫn làm bài tập về nhà.
- Dặn HS làm lại các bài tập, học bài cũ và nghiên cứu trước bài 3.