Giáo án Vật lý 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt mới nhất

Tiết 30 - Bài 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.

- Viết được phương trình cân bằng nhiệt trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.

- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật.

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính nhiệt lượng.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống. Kiên trì, trung thực trong học tập

II. CHUẨN BỊ

GV: - 1 phích nước, 1 bình chia độ hình trụ, 1 nhiệt lượng kế, 1 nhiệt kế

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)

* Kiểm tra bài cũ: 1. Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào, nêu tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?

2. Chữa BT 24.4

* Tổ chức tình huống học tập:

- Tổ chức tình huống học tậpnhư SGK

Họat động 2: Tìm hiểu nguyên lí truyền nhiệt (7 phút)

GV: - Yêu cầu HS đọc thông tin về nguyên lí truyền nhiệt.

- Nêu nguyên lí truyền nhiệt?

HS vận dụng để giải thích tình huống vào bài? (An nói đúng).

I. Nguyên lí truyền nhiệt

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì ngừng lại.

- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Họat động 3: Phương trình cân bằng nhiệt (10 phút)

GV: hướng dẫn HS dựa vào nội dung thứ 3 củanguyên lí truyền nhiệt để xây dựng phương trình cân bằng nhiệt.

Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào?

Viết công thức tính nhiệt lượng vật toả ra? Q­toả = m.c. (t2 – t1)

- HS trả lời các câu hỏi, đọc công thức, nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức?

II. Phương trình cân bằng nhiệt

Qtoả = Qthu

hay: m1 c1 (t1 – t) = m2 c2 (t – t2)

m1 c1Dt1 =m2 c2Dt2

Với:

m1, m2:khối lượng vật toả;thu nhiệt (kg)

c1, c2:nhiệt dung riêng................. (J/kg) t1, t2: nhiệt độ đầu......................... (0C)

t: nhiêt độ cuối....................... (0C).

Họat động 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt (15 phút)

GV: yêu cầu HS đọc VD SGK;

hướng dẫn HS tóm tắtđề bài, có thể hd HS giải (nếu HS không tìm ra phương án giải):

t0 của vật khi cân bằng?, vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt?

Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào?

Viết công thức tính nhiệt lượng vật toả ra? Q­toả = m.c. (t2 – t1)

Làm thế nào để tính được khối lượng của vật?

III. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt

Tóm tắt:

m1 = 0, 5 kg

c2= 880 J/kgK

t1=1000 C

t2=20 0 C

c2 =4 200 J/kgK

t=25 0 C

m2 =?

Lời giải: (SGK – Tr 89)

Họat động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (8 phút)

* Vận dụng:

GV: Hướng dẫn HS làm C1?

GV: phát dụng cụ TN cho HStiến hành TN đểtrả lời C2? C3?

Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK).

IV.Vận dụng

- HS căn cứ vào kết quả thu được so sánh để rút ra nhận xét.

- Ghi nhớ: (SGK)

* Củng cố:

Khi giải các bài tập về phương trình cân bằng nhiệt cần chú ý những gì?

* Hướng dẫn về nhà:

Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.

Làm hết bài tập 25 trong SBT.

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.

Đọc trước bài26 (SGK).