I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng của các câu lệnh.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học
- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong khi thực hành.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu thuật toán tính gần đúng số p với độ chính xác cho trước. - Gọi học sinh đọc đề bài ở sách giáo khoa. - Giáo viên đưa ra một số hàm chuẩn và ý nghĩa, cách dùng của nó cho HS hiểu và vận dụng. GV cho HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình sau đây: Uses Crt; Var SoPi, saiso, Epsilon:real; n,i,dau:integer; Begin clrscr; write(‘hay cho sai so de tinh gan dung so pi=’); readln(saiso); soPi:=0; Epsilon:=3; i:=0; dau:=-1; while Epsilon?=saiso do begin dau:=dau*(-1); sopi:=sopi+dau*1/(2*i+1); Epsilon:=Abs(4*sopi-pi); i:=i+1 end; {Pi la ham chuan} writeln(‘so Pi gan bang’,soPi*4); readln; end. + Hoạt động 2: Gõ chương trình vào máy, chạy chương trình và kiểm tra kết quả. |
HS đọc đề bài. Người ta đã tìm ra công thức:
Để tính gần đúng số p với n số hạng cho trước. Sử dụng lệnh while …do, ta còn có thể viết chương trình để tính gần đúng số p với độ chính xác theo yêu cầu (được nhập từ bàn phím). - HS nghe, ghi chép + Học sinh đọc chương trình và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh làm việc theo nhóm gõ chương trình vào máy. + Nhấn Ctrl + F9 để chạy và kiểm tra độ chính xác của chương trình với một số dữ liệu tùy ý. |
Bài 3: Tính gần đúng số p với độ chính xác cho trước. ·Một số hàm chuẩn trong Pascal: -hàm Abs(x): cho kết quả là giá trị tuyệt đối của một số. nếu x>=0 thì cho giá trị x, ngược lại Abs cho kết quả -x. |
IV. CỦNG CỐ (5 phút)
Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Thực hành lại cho thành thạo.
- Ôn tập lại các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................