I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh.
- Biết được sự giao tiếp giữa người và máy tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực hướng tới:
- Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tinvà truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề dựa trên tin học, năng lực tự học, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu một số kiểu dữ liệu thường dùng.
? Kể tên các phép toán với dữ liệu kiểu số.
Nêu các kết quả trả về khi thực hiện các phép toán sau: 13 div 2; 13 mod 2.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép so sánh - Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số. ? Hãy nêu kí hiệu của các phép so sánh. Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai. + Giáo viên giới thiệu kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal. + Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giao tiếp giữa người và máy. Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp hoặc tương tác người – máy. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => nêu một số trường hợp tương tác giữa người và máy. Giáo viên chiếu lên máy chiếu các trường hợp giao tiếp này cho HS quan sát, ghi nhớ. |
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. Học sinh trả lời cầu hỏi của giáo viên.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. Học sinh chú ý lắng nghe. + Một số trường hợp tương tác giữa người và máy: - Thông báo kết quả tính toán: là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình. - Nhập dữ liệu: Một trong những sự tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu. - Tạm ngừng chương trình - Hộp thoại: hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp giữa người và máy tính trong khi chạy chương trình |
3. Cácphép so sánh: - Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số.
4. Giao tiếp người – máy tính: a) Thông báo kết quả tính toán lệnh: write hoặc writeln b) Nhập dữ liệu lệnh: read (biến) hoặc readln(biến); c) Tạm ngừng chương trình - tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định: lệnh delay(số phần của giây); - tạm ngừng đến khi người sử dụng nhấn phím trên bàn phím. Lệnh readln; d) Hộp thoại |
IV. CỦNG CỐ:
? Hãy nêu một số trường hợp tương tác giữa người và máy.
? làm bài tập 7,8/25/sgk.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài kết hợp SGK
- Làm bài tập 4/25/SGK.
- Đọc phần tìm hiểu mở rộng và đưa ra nhận xét.
- Đọc trước bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................