Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 4 mới nhất

Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 4 - Mẫu giáo án số 1

    I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh khai báo mảng

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học

- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo.

+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.

      III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi làm bài tập

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV yêu cầu HS đọc đề bài và suy nghĩ trả lời

GV nhận xét, và chốt lại ý đúng

GV cho HS sửa những lỗi sai vào vở

GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời.

GV gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm HS.

- Giáo viên đưa ra ý tưởng để viết chương trình: Ta cần khai báo mảng A để chứa dãy số, biến N để nhập chiều dài của dãy (số các số sẽ được nhập vào dãy). Khai báo thêm một biến i làm biến đếm cho các lệnh nhập dãy, xuất dãy.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình

Program day_so;

Uses crt;

VarN,i:integer;

A:array[1..100] of integer;

Begin

Clrscr;

Write(‘Nhap chieu dai day: ‘);

Readln(N);

Writeln(‘Nhap day so’);

For i:=1 to N do

Begin

Write(‘A[‘,i,’]=’);

Readln(A[i]);

End;

Writeln(‘Day so da nhap la:’);

For i:=1 to N do

Write(A[i],’‘);

Readln;

End.

HStrả lời theo từng ý

a) Sai vì giữa giá trị đầu là ký hiệu phải là dấu phẩy (,)

b) Sai vì giá trị cuối không là số nguyên

c) Sai vì giá trị đầu, giá trị cuối không phải là số nguyên

d) Sai vì giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối

e) Đúng

HS chữa bài vào vở.

HS trả lời: Không thực hiện được vì không biết được giá trị chính xác của N

+ Học sinh chú ý lắng nghe.

+ Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Bài 1: Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.

a) var X: Array[10,13] of integer;

b) var X: Array[5..10.5] of real;

c) var X: Array[3.4..4.8] of integer;

d) var X: Array[10..1] of integer;

e) var X: Array[4..10] of real;

Bài 2:

Câu lệnh khai báo biến mảng sau đây máy tính có thực hiện được không?

Var N:integer;

A: Array[1..N] of real;

Bài 3:

Viết chương trình Pascal sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím. Sau đó in ra dãy vừa nhập.

IV. CỦNG CỐ (5 phút)

Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết bài tập.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)

- Thực hành lại cho thành thạo.

- Ôn tập lại các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập tiếp theo.

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 4 - Mẫu giáo án số 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh khai báo mảng

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học

- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy

+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi làm bài tập

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: thực hành bài tập 3 ở tiết trước

GV yêu cầu HS thực hiện việc gõ bài tập 3 vào máy, dịch và chạy chương trình.

GV theo dõi, sửa lỗi sai cho HS.

HS thực hành theo nhóm máy.

Gõ bài tập 3 ở tiết trước vào máy tính và lưu tệp với tên baitapdayso.pas, dịch và chạy chương trình.

Hoạt động 2: làm bài tập mới

GV cho HS thực hành theo nhóm để hoàn thành bài tập

Cho HS thực hành trên máy

Học sinh viết chương trình

Program Trung_binh;

Uses crt;

Vari, n, Sum: integer;

Tb:real;

a: array[1..100] of integer;

Begin

Clrscr;

write(‘Nhap so phan tu cua mang: ‘);

readln(n);

writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');

For i:=1 to n do

Begin

write('a[',i,']=');

readln(a[i]);

End;

For i:=1 to n do

Sum:= Sum + a[i];

Tb:=Sum/n

write(Trung binh cac so trong mang la = ',Tb);

readln;

End.

Học sinh thực hành trên máy dưới sự hướng dẫn và quan sát của giáo viên.

Viết chương trình sử dụng biến mảng để tính giá trị trung bình của n số nguyên nhập từ bàn phím

IV. CỦNG CỐ (5 phút)

Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết bài tập.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)

- Thực hành lại cho thành thạo.

- Ôn tập lại các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập tiếp theo.

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................

Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 4 - Mẫu giáo án số 3

   I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh khai báo mảng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học

- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy

+ Họcsinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi làm bài tập

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV cho HS thảo luận theo nhóm để tìm ra thuật toán sắp xếp.

GV gọi một số HS nêu thuật toán.

GV tổng hợp và đưa ra thuật toán tối ưu:

-Nhập vào số phần tử của mảng.

-Nhập vào mảng

-Dùng hai vòng lặp for lồng nhau để hoán đổi vị trí các phần tử sao cho chúng được sắp xếp tăng dần.

For i:=1 to n-1 do

For j:=i+1 to n do

If a[j]<a[i] then

Begin

tam:=a[i];

a[i]:=a[j];

a[j]:=tam;

end;

- Sau khi sắp xếp xong thì in ra mảng đã sắp xếp.

For i:=1 to n do

write(a[i],’');

GV cho HS viết chương trình vào máy, dịch chương trình và chạy chương trình với các bộ số khác nhau.

GV quan sát, giúp đỡ HS sửa lỗi chương trình.

HS thảo luận tìm cách giải.

HS nêu

HS lắng nghe, ghi vở

Học sinh viết chương trình

Program Sap_xep;

Uses crt;

Vari, j, n, tam: integer;

a: array[1..100] of integer;

Begin

Clrscr;

write(‘Nhap so phan tu cua mang: ‘);

readln(n);

writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');

For i:=1 to n do

Begin

write('a[',i,']=');

readln(a[i]);

End;

For i:=1 to n-1 do

For j:=i+1 to n do

If a[j]<a[i] then

Begin

tam:=a[i];

a[i]:=a[j];

a[j]:=tam;

end;

writeln(‘Mang sap tang dan’);

For i:=1 to n do

write(a[i],’');

writeln;

readln;

End.

Viết chương trình

Viết chương trình sử dụng biến mảng để sắp xếp n số nguyên nhập từ bàn phím theo thứ tự tăng dần

IV. CỦNG CỐ (5 phút)

Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết bài tập.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)

- Thực hành lại cho thành thạo.

- Về nhà hệ thống lại các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết thực hành

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................