Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 3 - Mẫu giáo án số 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học
- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi làm bài tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
+ Hoạt động 1: Ôn tập câu lệnh lặp xác định For..do. ? Nêu cú pháp của vòng lặp xác định. ? Nêu hoạt động của vòng lặp. + Hoạt động 2:Bài tập. 1. Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao? a)for i:=100 to 1 do writeln('A'); b)for i:=1.5 to 10.5 do writeln('A'); c)for i=1 to 10 do writeln('A'); d)for i:=1 to 10 do; writeln('A'); e)var x: real; begin for x:=1 to 10 do writeln('A'); end. 2. Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau đây: i.A = . |
+ Cú pháp: For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; + Hoạt động của vòng lặp: - B1: biến đếm nhận giá trị đầu - B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh. - B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại B2. - B4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai thì thoát ra khỏi vòng lặp. + Trừ câu d), tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ: a) Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối; b) Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên; c) Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu; d) Thừa dấu chấm phẩy thứ nhất, nếu như ta muốn lặp lại câu lệnh writeln('A') mười lần, ngược lại câu lệnh là hợp lệ; e) Biến xđã được khai báo như là biến có dữ liệu kiểu số thực và vì thế không thể dùng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp. * Thuật toán tính tổng: A = Bước 1. Gán A ¬ 0, i ¬ 1. Bước 2. A ¬. Bước 3. i ¬i + 1. Bước 4. Nếu i £n, quay lại bước 2. Bước 5. Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán. |
1. Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao? a)for i:=100 to 1 do writeln('A'); b)for i:=1.5 to 10.5 do writeln('A'); c)for i=1 to 10 do writeln('A'); d)for i:=1 to 10 do; writeln('A'); e)var x: real; begin for x:=1 to 10 do writeln('A'); end. 2. Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau đây: ii.A = . |
IV. CỦNG CỐ (5 phút)
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Về nhà học bài kết hợp sách giáo khoa, tiết sau học bài làm bài tập (tt)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giáo án Tin học 8 Bài tập ôn luyện 3 - Mẫu giáo án số 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học
- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi làm bài tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
? Nêu sự khác biệt giữa câu lệnh lặp xác định và câu lệnh lặp không xác định. GV cho HS hoạt động theo nhóm và ghi tóm tắt kết quả vào bảng nhóm. Sau thời gian cho phép các nhóm trình bày kết quả lên bảng. GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cho điểm bài làm của nhóm bạn - GV bổ sung, chốt lại các ý chính và cho điểm nhóm HS. ? Hãy tìm hiểu các thuật toán sau đây và cho biết khi thực hiện thuật toán, máy tính sẽ thực hiện bao nhiêu vòng lặp? Khi kết thúc, giá trị của S bằng bao nhiêu? Viết chương trình Pascal thể hiện các thuật toán đó. a)Thuật toán 1 Bước 1. S¬ 10, x ¬ 0.5. Bước 2. Nếu S £ 5.2, chuyển tới bước 4. Bước 3. S ¬S -x và quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán. b)Thuật toán 2 Bước 1. S ¬ 10, n ¬ 0. Bước 2. Nếu S ≥ 10, chuyển tới bước 4. Bước 3. n ¬n + 3, S¬S-n quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán. |
HS làm việc theo nhóm HS trình bày bảng nhóm HS nhận xét, bổ sung, cho điểm nhóm bạn. Sự khác biệt: a) Câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hoặc một nhóm lệnh với số lần đã được xác định từ trước, còn với câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước thì số lần lặp chưa được xác định trước. b) Lệnh lặp với số lần cho trước, điều kiện là giá trị của một biến đếm có giá trị nguyên đã đạt được giá trị lớn nhất hay chưa, còn trong câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước, điều kiện tổng quát hơn nhiều, có thể là kiểm tra một giá trị của một số thực c) Lệnh lặp với số lần cho trước, câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần, sau đó kiểm tra điều kiện. Lệnh lặp với số lần chưa xác định trước, trước hết điều kiện được kiểm tra. Nếu điều kiện được thoả mãn, câu lệnh mới được thực hiện. - Hs lắng nghe. a) Thuật toán 1: 10 vòng lặp được thực hiện. Khi kết thúc thuật toán S = 5.0. Đoạn chương trình Pascal tương ứng: S:=10; x:=0.5; while S>5.2 do S:=S-x; writeln(S); b) Thuật toán 2: Không vòng lặp nào được thực hiện vì ngay từ đầu điều kiện đã không được thỏa mãn nên các bước 2 và 3 bị bỏ qua. S = 10 khi kết thúc thuật toán. Đoạn chương trình Pascal tương ứng: S:=10; n:=0; while S<10 do begin n:=n+3; S:=S-n end; writeln(S); |
+ Hoạt động 1: Nêu sự khác biệt giữa câu lệnh lặp xác định và câu lệnh lặp không xác định. + Hoạt động 2:Bài tập. |
IV. CỦNG CỐ (5 phút)
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)
- Về nhà học bài tiết sau kiểm tra 1 tiết (LT).
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................