Giáo án Tin học 8 Bài 10: Làm quen với giải phẫu cơ thể người bằng phần mềm ANATOMY (tiết 2 tiếp theo) mới nhất

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm.

- Thông qua phần mềm  học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người .

  2. Kĩ năng:

- Quan sát kĩ các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết..một cách chi tiết.

 - Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.

  3. Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc quan sát từng chi tiết các bộ phận.

- Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.

4. Năng lực hướng tới: 

- Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin  và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề dựa trên tin học, năng lực tự học. Học sinh có kiến thức tốt về giải phẩu cơ thể người, từ đó giúp các em học tốt ở môn Sinh học 8 hơn nữa.

II. CHUẨN BỊ:

                  + Giáo viên: Giáo án,SGK và chuẩn bị phòng máy có cài đặt phần mềm Anatomy.

                  + Học  sinh: Vở ghi và sách giáo khoa.

    III.  HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

             1 Ổn định lớp

           2. Kiểm tra bài cũ (không).

3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ghi bảng

- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ tuần hoàn.

-GV gợi ý HS tự Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm.

Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK =>thực hiện thao tác theo yêu cầu.

- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ hô hấp

-Nêu chức năng của hệ hô hấp?

- Các bộ phận của hệ hô hấp?

-Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ hô hấp.

- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ tiêu hoá

-Nêu chức năng của hệ tiêu hoá?

- Các bộ phận của hệ tiêu hoá?

-Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ tiêu hoá.

- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ bài tiết

-Nêu chức năng của hệ bài tiết?

- Các bộ phận của hệ bài tiết?

-Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ bài tiết.

-Học sinh chú ý quan sát

-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

-HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động quả tim của người

-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

- HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ hô hấp.

-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

- HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ hô hấp

-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

- HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ bài tiết

4/ Hệ tuần hoàn:

- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.

- Chức năng giúp lưu thông máu đi khắp cơ thể để nuôi từng tế bào.

5/ Hệ hô hấp

-Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ RESPIRATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ hô hấp.

-Hệ hô hấp có chức năng đặc biệt là làm giàu oxi trong máu thông qua trao đổi chất với bên ngoài, ví dụ hít thở không khí. Thông qua histt thở, hệ hô hấp lấy Oxi đưa vào máu và sau đó lấy CO2 trong máu để thải ra ngoài.

6/ Hệ tiêu hoá

-Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ  DIGESTIVE SYSTEM để tìm hiểu hệ tiêu hoá.
- Chức năng là tiếp quản thức ăn từ miệng và tiêu hoá, hấp thụ, biến thức ăn thành năng lượng đi nuôi cơ thể.

7/ Hệ bài tiết

-Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ  EXCRETOR SYSTEM để tìm hiểu hệ bài tiết.
-Chức năng thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể.

IV. CỦNG CỐ:

Công dụng của phần mềm vừa học giúp ích gì cho chúng ta?

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  - Học bài kết hợp SGK

  - Về nhà xem và thực hành lại trên máy tính (Nếu HS ở nhà có máy).

  - Đọc phần tiếp theo của bài.

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................