Giáo án Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (tiết 2 tiếp theo) mới nhất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.

2. Kĩ năng:

- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tin học

- Năng lực tự quản lý bản thân - Năng lực giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: Giáo án,SGK, tài liệu tham khảo.

+ Họcsinh: Vở ghi và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

+ Hoạt động 1 : tìm hiểu cú pháp khai báo biến mảng.

GV nêu cú pháp khai báo biến mảng và giải thích các dữ liệu.

Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.

? Nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng (bài tập2/76/sgk).

? GV yêu cầu HS làm bài tập 3/76/sgk

GV gọi HS chữa bài tập.

Gọi HS khác nhận xét, cho điểm bạn.

GV chốt lại và cho điểm HS.

+Hoạt động 2: tìm hiểu cách truy cập tới các phần tử của mảng.

? Ta thực hiện những công việc gì đối với một biến thông thường

GV: với biến mảng ta cũng thực hiện các công việc tương tự như vậy. Việc truy cập tới phần tử bất kỳ của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó trong mảng.

Vd: A[i] là phần tử thứ i của mảng A.

A[1]:=5; câu lệnh này sẽ gán giá trị 5 cho phần tử thứ 1 của mảng A.

For i:=1 to 5 do readln(A[i]); câu lệnh này sẽ nhập dữ liệu vào 5 phần tử từ 1 đến 5 của mảng A.

GV cho HS làm bài tập 5/76/sgk theo nhóm.

Sau khoảng thời gian là 5 phút GV cho HS treo bảng nhóm lên bảng để các nhóm khác nhận xét, bổ sung, cho điểm nhóm bạn.

GV nhận xét, cho điểm các nhóm

HS theo dõi, ghi chép.

HS: + khai báo đơn giản, nhanh, dễ hiểu, không mất nhiều thời gian.

+ việc xử lý dữ liệu hiệu quả tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức viết chương trình.

HS làm bài tập

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

HS: gán giá trị, đọc giá trị và thực hiện các tính toán với các giá trị đó.

HS chú ý theo dõi, ghi nhớ.

HS hoạt động nhóm.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

2. Ví dụ về biến mảng:

Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:

Tên mảng : array[<chỉ số đầu>.. <chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu> ;

Ví dụ:

Chieucao:array[1..50] of real;

* Lợi ích của việc khai báo biến mảng.

·làm bài tập 3/76/sgk

Cách khai báo biến mảng sau đây trong Pascal là đúng hay sai?

a. var X: array[10,13] of integer;

b. var X: array[5..10,5] of real;

c. var X: array[3.4..4.8] of integer;

d. var X: array[4..10] of integer;

Ví dụ 2:

Việc truy cập tới phần tử bất kỳ của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó trong mảng.

·Bài tập 5/76/sgk

Viết chương trình sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím.

IV. CỦNG CỐ (2 phút)

- Hãy nêu cách khai báo biến mảng, cho một vài ví dụ về khai báo biến mảng.

- Lợi ích của việc khai báo biến mảng là gì và cách truy cập vào các phần tử.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút)

- Về nhà học bài, kết hợp SGK

- Đọc phần tiếp theo của bài.

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................