Giáo án GDCD 9 Kiểm tra học kì I mới nhất

Giáo án GDCD 9 Kiểm tra học kì I – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 16: KIỂM TRA HỌC KÌ I

I.Mục tiêu bài học :

1.Kiến thức

Vận dụng kiến thức đã ôn vào quá trình làm bài thi .

2.Kĩ năng:

Làm bài kiểm tra.

3.Thái độ:

Có thái độ đúng đắn, rõ ràng, nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. GV:đề thi

2. HS: Xem toàn bộ nội dung, bài tập các bài đã học .

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………

2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới:

1. Ma trận đề kiểm tra:

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

CĐT

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tự chủ

Biết được biểu hiện của tự chủ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

2. Bảo vệ hòa bình

Biết được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

3. Hợp tác cùng phát triển.

Biết thế nào là hợp tác cùng phát triển.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

5. Năng động, sáng tạo.

Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1

2

20%

6. Bảo vệ hòa bình.

- Hiểu vì sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

- Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3

30%

1

3

30%

7. Tự chủ

Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1

2

20%

T.s câu

T.s. điểm

Tỉ lệ %

4

3

30%

2

5

50%

1

2

20%

7

10

100%

2. Nội dung đề:

Đề 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

a.Luôn làm theo số đông.

b.Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

c.Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

d.Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.

Câu 2 (0,5 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?

a.Tôn trọng người khác không cùng tôn giáo với mình.

b.Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.

c.Dùng thương lượng giải quyết mâu thuẫn cá nhân.

d.Khoan dung với mọi người xung quanh.

Câu 3 (1 điểm)

Em hãy chọn hai trong những cụm từ:

- tương trợ nhau trong mọi công việc

- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

- lợi ích chung của mọi người

- lợi ích của những người khác

để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:

“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ,…………………………….

……………………., lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến……………………………………………………..”.

Câu 4 (1 điểm)

Hãy nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải sao cho đúng nhất:

Hành vi

Truyền thống đạo đức

a. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

1. Hiếu thảo

b. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

2. Cần cù lao động

c. Kính trọng người trên.

3. Yêu nước

d. Thăm hỏi, chăm sóc ông bà.

4. Biết ơn

đ. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

e. Làm ra nhiều sản phẩm mới.

…. nối với………. nối với……

…. nối với………. nối với……

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Câu 2 (3 điểm)

Em hãy cho biết vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu 4 việc mà em có thể làm để thể hiện lòng yêu hòa bình?

Câu 3 (2 điểm)

Tình huống: Tan học về, các bạn rủ Tiến vào quán chơi điện tử ăn tiền. Tiến không muốn nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai Tiến là “quê” không biết ăn chơi sành điệu và “ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng...

Câu hỏi:

a.Tiến cần làm gì để thể hiện tính tự chủ?

b.Cách ứng xử nào là phù hợp nhất đối với Tiến trong tình huống này?

Đề 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 2 (0,5 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?

a. Tôn trọng người khác không cùng tôn giáo với mình.

b. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.

c. Dùng thương lượng giải quyết mâu thuẫn cá nhân.

d. Khoan dung với mọi người xung quanh.

Câu 1 (0,5 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

a. Luôn làm theo số đông.

b. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

c. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

d. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.

Câu 4 (1 điểm)

Hãy nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải sao cho đúng nhất:

Hành vi

Truyền thống đạo đức

a. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

1. Hiếu thảo

b. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

2. Cần cù lao động

c. Kính trọng người trên.

3. Yêu nước

d. Thăm hỏi, chăm sóc ông bà.

4. Biết ơn

đ. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

e. Làm ra nhiều sản phẩm mới.

…. nối với………. nối với……

…. nối với………. nối với……

Câu 3 (1 điểm)

Em hãy chọn hai trong những cụm từ:

- tương trợ nhau trong mọi công việc

- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

- lợi ích chung của mọi người

- lợi ích của những người khác

để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:

“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ,…………………………….

……………………., lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến……………………………………………………..”.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

Em hãy cho biết vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu 4 việc mà em có thể làm để thể hiện lòng yêu hòa bình?

Câu 1 (2 điểm)

Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Câu 3 (2 điểm)

Tình huống: Tan học về, các bạn rủ Tiến vào quán chơi điện tử ăn tiền. Tiến không muốn nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai Tiến là “quê” không biết ăn chơi sành điệu và “ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng...

Câu hỏi:

c.Tiến cần làm gì để thể hiện tính tự chủ?

d.Cách ứng xử nào là phù hợp nhất đối với Tiến trong tình huống này?

3. Đáp án, thang điểm:

Đề 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Chọn câu d.

Câu 2 (0,5 điểm)

Chọn câu b.

Câu 3 (1 điểm)

Điền những cụm từ theo thứ tự như sau:

- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vào đoạn trống thứ nhất. (0,5 điểm)

- lợi ích của những người khác vào đoạn trống thứ hai. (0,5 điểm)

Câu 4 (1 điểm, mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm)

Yêu cầu kết nối như sau: Nối: a – 4; b – 3; d – 1; đ – 2.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo:

-Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. (0,5 điểm)

- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. (0,5 điểm)

- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì:

- Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là khát vọng của toàn nhân loại. (0,5 điểm)

- Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá và đó là thảm họa của loài người. (0,5 điểm)

- Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ ở nhiều nơi. Nước ta tuy đang hòa bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó. (1 điểm)

- Ví dụ những việc sau: (1 điểm, mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)

+ Tôn trọng và lắng nghe người khác.

+ Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.

+ Khi có mâu thuẫn với người khác thì chủ động gặp gỡ, trao đổi để kịp thời giải quyết mâu thuẫn.

+ Không phân biệt bạn bè (nam- nữ; dân tộc; giàu- nghèo).

+ Khuyên can, hòa giải khi thấy bạn của mình xích mích, cãi nhau......

Câu 3 (2 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

a.Tiến phải nhanh chóng lấy lại bình tỉnh, sự tự tin.(0,5 điểm)

b.Cách ứng xử phù hợp nhất đối với Tiến trong tình huống này là:

- Khéo léo nhưng kiên quyết từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền. (0,5 điểm)

- Giải thích cho các bạn hiểu:

+ Chơi điện tử ăn tiền không phải là biểu hiện của sống sành điệu mà là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức vì đây là biểu hiện của tệ nạn đánh bạc. Do đó không chơi điện tử ăn tiền không phải là “quê”. (0,5 điểm)

+ Tiến không chơi điện tử ăn tiền không phải là “ki bo” mà là không muốn lãng phí tiền của bố mẹ vào những trò chơi độc hại. (0,25 điểm)

+ Tiến nên chủ động rủ các bạn chơi mộttrò chơi lành mạnh khác. (0,25 điểm)

ĐỀ 2:

PHẦN I: TRC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Chọn câu b.

Câu 2 (0,5 điểm)

Chọn câu d.

Câu 3 (1 điểm, mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm)

Yêu cầu kết nối như sau: Nối: a – 4; b – 3; d – 1; đ – 2.

Câu 4 (1 điểm)

Điền những cụm từ theo thứ tự như sau:

- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vào đoạn trống thứ nhất. (0,5 điểm)

- lợi ích của những người khác vào đoạn trống thứ hai. (0,5 điểm)

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì:

- Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là khát vọng của toàn nhân loại. (0,5 điểm)

- Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá và đó là thảm họa của loài người. (0,5 điểm)

- Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ ở nhiều nơi. Nước ta tuy đang hòa bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó. (1 điểm)

- Ví dụ những việc sau: (1 điểm, mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)

+ Tôn trọng và lắng nghe người khác.

+ Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.

+ Khi có mâu thuẫn với người khác thì chủ động gặp gỡ, trao đổi để kịp thời giải quyết mâu thuẫn.

+ Không phân biệt bạn bè (nam- nữ; dân tộc; giàu- nghèo).

+ Khuyên can, hòa giải khi thấy bạn của mình xích mích, cãi nhau......

Câu 2 (2 điểm)

Ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo:

-Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. (0,5 điểm)

- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. (0,5 điểm)

- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. (1 điểm)

Câu 3 (2 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

a.Tiến phải nhanh chóng lấy lại bình tỉnh, sự tự tin.(0,5 điểm)

b.Cách ứng xử phù hợp nhất đối với Tiến trong tình huống này là:

- Khéo léo nhưng kiên quyết từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền. (0,5 điểm)

- Giải thích cho các bạn hiểu:

+ Chơi điện tử ăn tiền không phải là biểu hiện của sống sành điệu mà là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức vì đây là biểu hiện của tệ nạn đánh bạc. Do đó không chơi điện tử ăn tiền không phải là “quê”. (0,5 điểm)

+ Tiến không chơi điện tử ăn tiền không phải là “ki bo” mà là không muốn lãng phí tiền của bố mẹ vào những trò chơi độc hại. (0,25 điểm)

+ Tiến nên chủ động rủ các bạn chơi mộttrò chơi lành mạnh khác. (0,25 điểm)

4.Củng cố:

- Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học sinh chuẩn bị bài: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Giáo án GDCD 9 Kiểm tra học kì I – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 16: KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học.

- Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS

2. Kỹ năng

- HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần đạo dức và hiểu biết các vấn đề xã hội.

3. Thái độ

- Tích cực, tự giác, có ý thức làm bài trung thực

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì

- Soạn câu hỏi , viết đáp án, biểu điểm.

- Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra.

2. Học sinh:

- Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm.

- Chuẩn bị giấy bút kiểm tra.

III. PHƯƠNG PHÁP& KTDH

Tự luận và trắc nghiệm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

ĐỀ RA

A. Phần trắc nghiệm (1 điểm):

I. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (1 điểm)

Câu 1. Ý nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?

A.Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.

B.Sống đơn độc, khép kín.

C.Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.

D.Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

Câu 2.Hòa bình là gì?

A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới.

B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.

D. giải quyết công việc theo lẽ phải.

Câu 3. Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.

C. Đi thăm các khu di tích lịch sử.

B. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Hay đi xem bói.

Câu 4. Tự chủ là:

A. Làm chủ tình cảm. C. Làm chủ suy nghĩ

B. Làm chủ bản thân. D. Làm chủ hành vi.

II. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia (1 điểm)

Căng thẳng, hợp tác, mâu thuẫn, chiến tranh, phát triển.

Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội, điều kiện để các nước (a)...............(b)................ về mọi mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây (c)..........., (d)..............dẫn đến nguy cơ (e).....................

B. Phần tự luận (8 điểm)

Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? (3 điểm)

Câu 2. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? (1 điểm)

Câu 3. Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết? (1 điểm)

Câu 4. Khi học xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa”.

Em có đồng ý với ý kiến của Hoakhông? Vì sao? Ý kiến của em thế nào? (3 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

I. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (1 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

D

B

Thang điểm

0,25

0,25

0,25

0.25

II. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia (1 điểm)

Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:

- (a): hợp tác; (b): phát triển; (c): mâu thuẫn; (d): căng thẳng; (e): chiến tranh.

- Mỗi từ điền đúng 0,2 điểm

B. Phần tự luận:(8,0điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?

3,0

- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặctìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

1,0

- Phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì:
Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đíchmột cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỹ tích vẻ vang.

1,0

-  Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.

0,5

-  Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp; rèn luyện tínhkiên trì, cần cù, chăm chỉ, vượt khó….

0,5

2

Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ?

1,0

-  Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.

0,5

- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.

- HS lấy được ví dụ..

0.5

3

Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết?

1

- Hiện nay trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, bức xúc có tính toàn cầu đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ... mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được thì hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu.

0.5

- Nêu được ít nhất 3 thành quả của sự hợp tác. Ví dụ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu-ba, ...

0.5

4

Khi học bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ”.

Em có đồng ý với ý kiến của Hoakhông? Vì sao? Ý kiến của em thế nào?

3,0

HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được:

- Không đồng ý với ý kiến của Hoa. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc vì:

0,5

+ Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thốnglâu đời, tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nư­ớc chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn s­ư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật….

1.0

+Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân. Trong quá trình giao l­ưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ đ­ược bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc…

1.0

+Hiện nay nư­ớc ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao l­ưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thư­ờng và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng, bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp.

+ Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

0,5

3. Củng cố:

- GV nhắc nhở HS viết tên lớp.

- Đọc soát lại bài.

- Thu bài đúng giờ.

V. Dặn dò

- Xem lại bài kiểm tra trên lớp.

- Về nhà đọc tr­ớc bài mới.

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..