Giáo án GDCD 9 Bài 2: Tự chủ mới nhất

Giáo án GDCD 9 Bài 2: Tự chủ – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 2 - bài 2 : TỰ CHỦ

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức :

- HS hiểu được thế nào là tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.

- Sự cần thiết phải rè luyện để trở thành người có tính tự chủ.

1.Kĩ năng :

-HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ .

2.Thái độ:

- HS biết tôn trọng người sống tự chủ, biết rè luyện tính tự chủ.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.GV: SGK,SGV, giấy khổ lớn, bút dạ, những tấm gương ví dụ về tính tự chủ

2. HS: Đọc bài, chuẩn bị gấy bút......

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………………….

2.Kiểm tra bài cũ:

Kể một câu truyện hay về một tấm guơng thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh màem biết

HS : Lên bảng trả lời- Nhận xét

V: Nhận xét- cho điểm

3.Bài mới:

GV: Đặt vấn đề vào bài bằng câu chuyện của học sinh và kể thêm câu truyện khác về một học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngữ vấn đề cố gắng , tự tin học tập không chán nản để học tốt.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

GV: Học sinh đọc truện “Một người mẹ”

? Trong hoàn cảnh như thếBà Tâm đã làm gì

để có thể sống và chăm sóc con?

Hs: Tự do phát biểu

? Nếu đặt em vào hoàn cảnh như bà Tâm em sẽ làm như thế nầo?

Gv: Như vậy các em đã thấy bà Tâm làm chủ được tình cảm , hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ sống có ích cho con và người khác.

Gv: Trước khi chuyển sang phần hai các em hãy nghiên cứu tiếp truyện “Chuyện của N”

? N từ một học sinh ngoan ngoãn đi đến chỗ nghiện ngập ntn?

? Theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào?

Gv: - Trước mọi sự việc: Bình tĩnh không chán nản, nóngnảy, vội vàng

- Khi gặp khó khăn : không sợ hãi

- Trong cư xử: ôn tồn mềm mỏng , lịch sự

Hs : Lấy nhiều biểu hiện khác nhau nữa.

Hoạt động 2: Nội tung bài học

? Thế nào là tự chủ?

Gv: ghi vắn tắt lên bảng:

? Trái với biểu hiện của tính tử chủ là ntn?

Hs: - Nổi nóng, to tiếng, cãi vã, gây gổ.

- Sợ hãi, chán nản bị lôi kéo , dụ dỗ, lợi dụng.

- Có những hành vi tự phát như : văng tục, cư xử thô lỗ.

Gv: Tất cả những biểu hiện này chúng ta đều phải sửa chữa.

? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn với từng cá nhânvà XH?

Gv : Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm :

Nhóm 1: Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự ntn?

Nhóm 2: Khi có người rủ bạn điều gì sai trái như trốn học, trốn lao động , hút thuốc lá ....

bạn sẽ làm gì?

Nhóm 3: Bạn rất mong muốn điều gì đó nhưng cha mẹ chưa dáp ứng được bạn làm gì?

Nhóm 4: Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác ?

Gv: Tổng kết lại cách ứng xử đúng cho từng trường hợp.

? Như vậy các em đã có thể rút ra được cách rèn luyện tính tự chủ cho mình ntn?

Gv: Cần rút kinh nghiệm và sửa chữa sau mỗi hành động của mình.

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1?

HS: Lên bảng làm

GV: Bỏ sung, nhận xét và cho điểm

Gv: Làm các bài tập còn lại ở nhà

I. Đặt vấn đề

1. Một người mẹ

Tâm làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ sống có ích cho con và người khác.

2. Chuyện của N

- Được gia đình cưng chiều

- Bạn bè xấu rủ rê

- Bỏ học thi trượt tốt nghiệp

- Buồn chán à nghịên ngập + trộm cắp.

II. Nội dung bài học

1. Biểu hiện của tự chủ:

- Bình tĩnh không nóng nảy, vội vàng .

- Không chán nản, sợ hãi

- ứng xử lịch sự .

2. ý nghĩa :

- Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có.

- Xã hội sẻ trở nên tốt đẹp hơn.

3. Rèn luyện

- Phải tập điều chỉnh hành vi theo nếp sống văn hóa.

- Tập hạn chế những đòi hỏi .

- Tập suy nghĩ trước và sau khi hành động.

III. Bài tập

Bài 1/ 8:

- Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).

- Vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ - biết suy nghĩ kĩ trước khi hành động; biết nhận thức hậu quả của mỗi hành động, biết điều chỉnh thái độ và hành vi của mình đúng mực, phù hợp và cầu thị trong giao tiếp, ứng xử.

Bài 2/8: Em có thể kể những câu chuyện xung quanh cuộc sống của em.

Bài 3/8:

- Việc làm của Hằng là chưa đúng; đây là biểu hiện của một người chưa có tính tự chủ, chưa biết nhìn nhận và điều chỉnh sở thích của mình.

- Em sẽ khuyên Hằng không nên đòi hỏi nhiều như vậy. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.

Bài 4/8:

- Tự nhận xét: Bản thân em là người có tính tự chủ.

+ Khi gặp khó khăn em không chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân.

+ Khi gặp xích mích hay xung đột, em không tức giận gây gổ hay xúc phạm mọi người mà im lặng và bĩnh tĩnh tìm hướng giải quyết mâu thuẫn.

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không nghe theo họ mà tránh xa và luôn giữ vững lập trường của mình, đồng thời khuyên nhủ họ không nên tiếp tục con đường sai trái ấy.

- Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bạn cùng lớp rủ em trốn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.

4. Củng cố:

- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tự chủ.

- Làm bài tập trên bảng phụ.

? Thế nào là tự chủ?

? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn với từng cá nhânvà XH?

? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn với từng cá nhânvà XH?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Chuẩn bị bài : Dân chủ và kỉ luật

Chú ý : Làm tốt bài tập số 4Gv hướng dẫn hs làm bài tập này.

Giáo án GDCD 9 Bài 2: Tự chủ – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 2 - bài 2 : TỰ CHỦ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thế nào là tự chủ, Biểu hiện của tính tự chủ.

- Ý nghĩa của tính tự chủ và sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ.

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác.

- Biết cách rèn luyện tính tự chủ.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những người biết sống tự chủ .

- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV GDCD 9.

- Mẫu chuyện, ví dụ thực tế.

2. Học sinh

- Học bài cũ, làm bài tập

- Nghiên cứu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đống vai, động não, khăn trải bàn

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là CCVT? Nêu VD về những việc làm CCVT trong thực tế cuộc sống?HS cần rèn luyện p/c CCVT như thế nào?

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên(SGK)

- GV nêu câu hỏi:

1. Bà tâm có thái độ NTN khi biết con mình bị nhiểm HIV/AIDS?

2. N từ một HS ngoan đã trở thành người nghiện ngập trộm cắp ntn? Vì sao?

3. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau như thế nào?

4. Theo em ntn là một người có tính tự chủ?

5. Vì sao con người lại cần có tính tự chủ?

- HS thảo luận nhóm và trình bày.

- GV nhận xét, bổ sung.

I. Đặt vấn đề

- Khi biết con mình bi nhiểm HIV?AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và động viên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người bị nhiểm HIV.

- N được bố mẹ nuông chiều , bạn bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học , đua xe , thi trượt, buồn phiền, nghiện hút và trộm cắp.

- Bà tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ.

N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ.

- Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh.

- Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV nêu câu hỏi:

1. Thế nào là tự chủ?

2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?

3. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

- HS trả lời

- GV tóm tắt theo nội dung bài học.

* GV Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ

- GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý kiến: Tự chủ và thiếu tự chủ.

- HS nhân xét, bổ sung.

- HS tự liên hệ bản thân.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Tự chủ là làm chủ bản thân.

- Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

2. Ý nghĩa của tính tự chủ:

- Tự chủ là một đức tính quí giá.

- Nhờ có tính tự chủ con người biết sống đúng đắn và biết ứng xử có đạo đức, có văn hoá.

- Tính tự chủ giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách, cám dỗ.

3. Rèn luyện

- Suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ lời nói, hành động việc làm của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa.

* Biểu hiện củ tự chủ và thiếu tự chủ

- Tự chủ:Bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, luôn tự tin, không bị người khác lôi kéo…

- Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dỗ…

Hoạt động 3; Hướng dẫn HS làm BT

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2.

- HS chuẩn bị bài và trình bày.

III. Bài tập

Bài 1:Em đồng ý với ý kiến: a, b, d, e

Bài 2: HS liên hệ thực tế để kể một câuchuyện về một người có tính tự chủ.

3. Củng cố

- Giải thích câu:Dù ai nói ngã nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững vẫn kiềng ba chân.

-> Quyết tâm của con người, dù bị người khác ngăn trở nhưng cũng vững vàng không thay đổi ý định của mình.

- Tự chủ là gì? Là HS em có cần rèn tính tự chủ không? Vì sao?

-> Nếu có tính tự chủ thì sẽ hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần xây dựng gia đình, xã hội văn minh, hạnh phúc, HS tự chủ sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi, trường lớp sẽ văn minh, lịch sự.

4. Dặn dò

- Học nội dung bài:

- Tìm ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ.

“ Ai cũng tạo nên số phận của mình”

“Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ”

“ Làm người ăn tối lo mai

Việc mình hồ dễ để ai lo lường”

“ Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

- Bài mới tìm hiểu về dân chủ và kỷ luật, các tình huống trong cuộc sống về tính dân chủ và kỷ luật.

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..