Giáo án GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư mới nhất

Giáo án môn GDCD lớp 9 Bài 1: Chí công vô tư – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 1 - Bài 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vìsao cần phải có chí công vô tư.

2. Kĩ năng:

- HSphân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, biết tự kiểm tra mình.

3. Thái độ:

- HS biết quý trọng những hành vi thể hiện chí công vô tư phê phán phản đối những hành vi tự tư tự lợi,thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

II. Phương tiện dạy học:

1.GV: Nghiên cứu giáo án, tranh ảnh băng hình, giấy, bút dạ.

2.HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị sách vở của học sinh. GV giới thiệu nội dung chương trình Giáo dục công dân 9.

3. Bài mới

Giới thiệu bài : Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.

Gv Yêu cầu học sinh đọc truyện trong sáchgiáo khoa.

Thảo luận các câu hỏi có ở phần gợi ý

Hs Đại diện các nhóm trả lời

Nhận xét - bổ sung

Gv Kết luận :

Hoạt đông 2: Rút ra nội dung bài học

? Quađó em hiểu thế nào là chí công vô tư

? Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư ?

- Qua lời nói:..........

- Qua hành động :............

Gv: Đưa ra những biểu hiện của sự tự tư tự lợi,giả danh chí công vô tư hoặc lời nói thì chí công nhưng việc làm lại thiên vị.....Để học sinh phân biệt.

Gv: Nếu một người luôn luôn cố gắng vươn lên bằng tài năng sức lực của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho bản thân (Như mong làm giàu, đạt kết quả cao trong học tập thì đó cũng không phải là hành vi của sự không chí công vô tư. Có nhữnh kẻ miệng nói có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện sự ích kỷ, tham lam đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể...thì đó là kẻ đạo đức giả không phải là những con người chí công vô tư thực sự .

? Qua đó em thấy chí công vô tư có ý nghĩanhư thế nào với cá nhân và tập thể(xh)

? Để rèn luyện được phẩm chất đạo đức này chúng ta phải ntn?

Gv: Mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng đắn để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (Hoặc không chí công vô tư) mà còn cần phải có thái độ ủng hộ , quý trong người chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi thiếu công bằng.

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.

GV: cho HSlàm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.

Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.

I. Đặt vấn đề

- Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là người gánh vác được công việc chung của đất nước.

- Điều đó chứng tỏ ông thực sự công bằng, không thiên vị.

- Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

- Nhờ phẩm chất đó Bác đã nhận được chọn vẹn tình cảm cuả nhân dân ta đối với người; Tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục lòng tự hào và sự gắn bó thân thiết gần gũi.

II. Nội dung bài học

1. Chí công vô tư

Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong sáng và cần thiếtcủa tất cả mọi người.

2. ý nghĩa của chí công vô tư

-Với xã hội : Thêm giàu mạnh , côngbằng, dân chủ

-Với cá nhân: Được mọi người tin yêu

III. Bài tập

Bài 1/5.

- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e)

     + Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị.

     + Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.

Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.

- Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phôi mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.

Bài 2/5.

Tán thành với quan điểm (d), (đ).

- Không tán thành với các quan điểm sau:

     + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

     + Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

     + Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)

Bài 3/ 6.

Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.

- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.

- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trung đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.

Bài 4/6:

Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.

4. Củng cố:

- Tìm một số tấm gương về chi công vô tư.

-Đọc các câu ca dao, tục ngữ, danh ngônnói về chí công vô tư.

? Em hiểu thế nào là chí công vô tư?

? Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư ?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Về nhà học bài và soạn bài mới.

- Làm các bài tập còn lại.

Giáo án môn GDCD lớp 9 Bài 1: Chí công vô tư – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 1 - Bài 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là chí công vô tư (CCVT), những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải

- Rèn luyện phẩm chất CCVT.

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT.

- Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.

3. Thái độ:

- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi thiếu CCVT.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Chuyện kể

- Phân tích, giảng giải

- Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.

- SGK, SGV GDCD 9.

- Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.

- Bài tập tình huống.

2. Học sinh

- Sách vở theo quy định của GV

- Nghiên cứu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề

GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT để dẫn dắt vào bài.

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích truyện đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

-GV yêu cầu HS đọc truyện.( SGK )

- GV nêu câu hỏi:

1. Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải quyết công việc?

2. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động ntn đến tình cảm của ND ta đối với Bác?

3. Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất gì?

- HS Thảo luận và trình bày

- GV nêu kết luận

NỘI DUNG KIẾN THỨC

I. Đặt vấn đề

- Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người, không vị nể tình thân. qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.

- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm cho ích quốc, lợi dân ”.

- Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất CCVT. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.

- CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song phẩm chất đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm CCVT, phê phán, lên án những việc làm thiếu CCVT.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

GV nêu câu hỏi:

1 Thế nào là CCVT?

2. CCVT có ý nghĩa như thế nào?

3. HS phải rèn luyện CCVT như thế nào?

NỘI DUNG KIẾN THỨC

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người

- Thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

2. Ý nghĩa

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.

- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy quí trọng

3. Cách rèn luyện

- Ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.

- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

- GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2

- HS chuẩn bị bài và trình bày.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra tình huống lồng ghép giáo dục môi trường: Ông Minh là tổ trưởng dân phố, nhưng vợ ông lại buôn bán lấn chiếm mặt đường và thường xuyên đổ nước thải ra đường. Ông Minh vẫn làm lơ trước những việc làm của vợ mình. Em nghĩ ntn về việc làm của vợ chồng ông Minh?

Từ tình huống trên cho HS trả lời

+ Vợ ông Minh buôn bán lấn chiếm mặt đường là vi phạm luật an toàn giao thông

+ Việc bà Minh đổ nước thải ra đường dễ gây ra tai nạn giao thông và làm ô nhiễm môi trường

+ Ông Minh làm ngơ trước việc làm sai trái của vợ chúng tỏ ông là người thiếu đức tính chí công vô tư

NỘI DUNG KIẾN THỨC

III. Bài tập

Bài 1:Những việc làm thể hiện phẩm chất CCVT là: a, b, c, d .

Bài 2:Tán thành các quan niệm d, đ .

3. Củng cố

- Thế nào là chí công vô tư?

- Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư?

Tục ngữ:

-Nhất bên trọng, nhất bên khinh.

-Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

-Luật pháp bất vị thân.

-Chí công vô tư vì dân phục vụ

Ca dao:

“Trống chùa ai vỗ thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”.

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.

4. Dặn dò:

- Học nội dung bài , tìm tình huống chí công vô tư trong cuộc sống.

- Làm bài tập vào vở.

- Đọc và chuẩn bị bài 2: Tự chủ

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..