Giáo án GDCD 9 Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết 9: KIỂM TRA 45 PHÚT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hs vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm bài.
2. Kĩ năng:Phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
3. Thái độ: làm bài nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1.Gv: SGK, SGV, Ra dề bài
2. Hs: ôn tập trước ở nhà.
III.Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức
Sĩ số: ………………………
2.Kiểm tra bài cũ:(Không)
3.Bài mới :
* MA TRẬN ĐỀ :
Nôi dung kiểm tra |
Các cấp độ của tư duy |
||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
- Chí công vô tư |
Câu 1: Trắcnghiệm 0,5 đ |
||
- Hợp tác…… |
Câu 1 Tự luận: Hợp tác là gì ?1đ |
Câu 1 Tự luận: Nêu các nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta? 1đ |
Câu 1 Tự luận: Học sinh liên hệ thực tế ? (1đ). |
-Dân chủ và kỉ luật |
Câu 2: Trắcnghiệm 0,5 đ |
||
- Bảo vệ hòa bình |
Câu 3: Trắcnghiệm 0,5 đ |
||
-Kế thừa và phát huy… |
Câu 2 Tự luận: Tuyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì ?1đ |
Câu 2 tự luận: Liên hệ bản thân ? (1đ). |
|
-Tự chủ |
Câu 3 Tự luận Liên hệ bản thân ? (3đ) |
||
-Hòa bình |
Câu 4: Trắcnghiệm 0,5 đ |
||
Tổng số câu |
2 |
5 |
3 |
Tổng số điểm |
2 |
3 |
5 |
Tỉ lệ |
20% |
30% |
50% |
I. Trắc nghiệm (2đ)
Câu 1 : Em có tán thành với quan điểm nào sau đây, bằng cách khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng (0,5đ)
a.Chỉ có người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư.
b.Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
c.Người chí công vô tư chỉ có thiệt cho mình.
d.Chí công vô tư phải thể hiện cả lời nói và việc làm.
Câu 2 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây .(0,5đ)
Những thái độ hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là ?
a. Quan hệ anh em với các nước trên thế giới.
b. Mối quan hệ phụ thuộc vào nước giàu mạnh.
c. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng.
d. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 3 : Đánh dấu x vào những việc làm thể hiện tính dân chủ - kỉ luật. (0,5đ)
a. Nhà trường cho HS học nội quy …
b. Ông Nam tự quyết định thu mỗi gia đình 10.000 đồng để ủng hộ người nghèo.
c. Lan đến trường họp chi đoàn.
d. Cầu thủ đá bóng xô xát trên sân không nghe theo quy định của trọng tài.
đ. Đến cổng trường Dũng xuống xe dắt vào chỗ gửi xe.
g. Buổi sinh hoạt lớp cô giáo chủ nhiệm cho các bạn phát biểu tự do.
Câu 4 : Em tán thành với ý kiến nào dưới đây ? (0,5 đ)
a. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
b. Chỉ những nước lớn, mạnh mới được sống trong hoà bình.
c. Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm chung của mọi người.
II.Tự Luận : (8 đ)
Câu 1. Hợp tác là gì ? Nêu các nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta ? Em hay kể một tình huống của em hợp tác với mọi người đạt kết qua cao. (3đ).
Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì ? Em hãy kể một truyền thống tốt đẹp của gia đình em ? (2đ).
Câu 3. Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự chủ chưa ? Nêu một tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể giặp ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng ? (3đ).
Đáp án - Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm khách quan.
Từ câu 1 đến câu 4: (2đ).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
b, d |
a, c, d |
a, c, đ, g |
a, c |
II. Phần tự luận (2đ)
Câu 1: (3đ)
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Hợp tác dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi không hãm hại đến lợi ích của người khác.
* Nguyên tắc hợp tác của nhà nước ta:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không cân thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hào bình.
- Phản đối mọi âm mưu của kẻ thù, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
* Học sinh liên hệ thực tế .
Câu 2: (2đ)
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần như là tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Tự luận Liên hệ bản thân .
Câu 3: (3đ)
-Học sinh tự nhận xét bản thân và nêu một tình huống của mình có tính tự chủ.
4. Củng cố:
Về nhà làm lại bài kiểm tra vào vở
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.
Giáo án GDCD 9 Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết 9: KIỂM TRA 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố – khắc sâu kiến thức về các bổn phận đạo đức đã học
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ kiến thức
3. Thái độ
- Có ý thức làm bài đúng đắn, phê phán các thái độ sai trái trong kiểm tra thi cử
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu
- Xây dựng ma trận, đề kiểm tra, đáp án
- Photo đề kiểm tra
2. Học sinh
- Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học
- Tập xử lí, giải quyết một số tình huống thực tế
- Giấy bút để làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH
Phương pháp trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Bài cũ
2. Bài mới
a. Xây dựng ma trận
Cấp độ Chủ đề |
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG |
TỔNG |
|||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
thấp |
cao |
||
1. Chí công vô tư |
Nhận biết được CCVT là giải quyết công việc theo lẽ phải |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
1 0,5 5% |
|||||
2. Tự chủ |
Nhận biết đượcbiểu hiện của tự chủ |
Hiểu được vì sao con ng cần tự chủ và để RL tự chủ cho bản thân |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1,0 0,5 5% |
1,0 2,0 20% |
2 2,5 25% |
||||
3. Dân chủ kỉ luật |
Hiểu và hành động thể hiện tính kỉ luật |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
1 0,5 5% |
|||||
4. Bảo vệ Hoà bình |
Nhận biết về lòng yêu hoà bình |
Phân biệt được cuộc ch/tr chính nghĩa và ch/tr phi nghĩa |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
1 2,0 20% |
2 2,5 25% |
||||
5. Hợp tác cùng phát triển |
Hiểu đúng khái niệm và điền đúng các cụm từ cho sẵn |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1,0 1,0 10% |
1,0 1,0 10% |
|||||
6.Cho tình huống |
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1,0 3,0 30% |
1,0 3,0 30% |
|||||
T. số câu T.số điểm Tỉ lệ% |
3 1,5 15% |
2 1,5 15% |
1 2,0 20% |
1 2,0 20% |
1 3,0 30% |
8 10 100% |
b. Đề ra
ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất (từ câu 1- câu 4, mổi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Chí công vô tư là?
a. Giải quyết công việc theo lẽ phải. c. Giải quyết công việc theo số đông.
b. Giải quyết công việc theo cảm tính. d. Giải quyết công việc theo tình cảm
Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ?
a.Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.
b.Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
c.Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
d.Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.
Câu 3:Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật ?
a.Theo bạn xấu rủ rê trốn học.c. Đi học muộn vì mải xem phim.
b. Ngồi học không nói chuyện riêng.d. Không tuân theo kế hoạch của lớp.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?
a. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
c. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột
Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây (chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia) điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển? (1,0 điểm)
* Hợp tác là cùng …(1)… làm việc, giúp đỡ … (2)... lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì …(3)…chung.
* Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại…(4)…của người khác.
1: ……………………………..3: ……………………………..
2: ……………………………..4: ……………………………..
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Câu 3: ( 3 điểm)
Cho tình huống:
Bạn Hà là cán bộ lớp học giỏi, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp, của trường, được thầy cô và bạn bè đánh giá cao. Vì vậy, Hà được các bạn trong lớp bầu đi dự Đại hội đại biểu học sinh ưu tú. Nhưng có một số bạn không tán thành vì Hà hay phê bình thẳng thắn các bạn đó mỗi khi các bạn đó có việc làm sai trái.
a/ Em có đồng tình việc làm của các bạn trong lớp Hà không?Vì sao?
b/ Nếu là thành viên của lớp đó, em sẽ làm gì?
ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất (từ câu 1- câu 4, mổi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư ?
a. Chọn bạn xứng đáng nhất làm lớp trưởng.c. Không nên phê phán cái sai.
b. Không chơi với ai học giỏi hơn mìnhd. Chơi với bạn vì bạn hay cho quà.
Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ?
a.Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.
b.Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
c.Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
d.Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.
Câu 3: Kỉ luật là?
a. Tuân theo nhưng quy tắc của bản thân.c. Tuân theo những quy định chung
b. Làm theo những gì mình thích.d. Làm theo ý muốn của người khác.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?
a. Sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn
b. Ứng xử thân thiện với người nước ngoài đến Việt Nam.
c. Không tiếp chuyện với người lạ khi họ có điều muốn hỏi.
d. Sẵn sàng gây gổ với bất kì ai mình không thích
Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây (chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia) điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển? (1,0 điểm)
* Hợp tác là cùng …(1)… làm việc, giúp đỡ … (2)... lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì …(3)…chung.
* Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại…(4)…của người khác.
1: ……………………………..3: ……………………………..
2: ……………………………..4: ……………………………..
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm) Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh?
Câu 3 : (3 điểm)
Cho tình huống:
Trang là một học sinh ngoan, học giỏi nhất lớp 9A. Trong lớp, Trang học tập rất nghiêm túc. Không những thế, trong lớp ai có khuyết điểm là Trang nhắc nhở ngay. Nếu không sửa chữa, Trang sẽ phê bình các bạn trước lớp.
Trong đợt bình bầu danh hiệu « Cháu ngoan Bác Hồ » vừa qua, mặc dù biết Trang hoàn toàn xứng đáng nhưng không ai bình bầu cho Trang, vì cả lớp cho rằng Trang hay phê bình các bạn mắc khuyết điểm.
a, Theo em việc làm của Trang, của lớp 9A như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
b, Nếu là thành viên của lớp 9A, em sẽ làm gì?
c. Đáp án và biểu điểm
Đề 1
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm )
Câu 1 |
a |
Câu 2 |
d |
Câu 3 |
b |
Câu 4 |
c |
Câu 5 |
Hs lần lượt điền đúng: chung sức; hỗ trợ; mục đích; lợi ích mỗi ý đạt0,25đ (4 ý) |
II. Tự luận: (7,0 điểm )
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 ( 2,0 điểm) |
* Con người cần tự chủ vì: - Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ. * Cách rèn luyện tính tự chủ của HS: - Suy nghĩ kĩ trước khi hành động. - Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa - Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ. - Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu. |
1,0 1,0 |
2 (2,0 điểm) |
*Cuộc chiến tranh chính nghĩa: -Tiến hành đấu tranh chống xam lược - Bảo vệ độc lập tự do - Bảo vệ hoà bình *Cuộc chiến tranh phi nghĩa: - Gây chiến tranh giết người cướp của - Xâm lược đất nước khác - Phá hoại hoà bình….. |
1,0 1,0 |
8 (3,0 điểm) |
YC HS nêu được các ý cơ bản sau: a, Đồng tình với các bạn trong lớp bầu bạn Hà dự đại hội học sinh ưu tú. b, Em có thể phân tích cho cả lớp thấy ý kiến phản đối Hà là chưa vô tư trong nhận xét, đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư. |
1,5 1,5 |
Đề 2:
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm )
Câu 1 |
A |
Câu 2 |
D |
Câu 3 |
C |
Câu 4 |
B |
Câu 5 |
Hs lần lượt điền đúng: chung sức; hỗ trợ; mục đích; lợi ích, mỗi ý đạt0,25đ (4 ý) |
II. Tự luận: (7,0 điểm )
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 ( 2,0 điểm) |
* Con người cần tự chủ vì: - Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ. * Cách rèn luyện tính tự chủ của HS: - Suy nghĩ kĩ trước khi hành động. - Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa - Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ. - Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu. |
1,0 1,0 |
7 (2,0 điểm) |
* Hoà bình - Đem lại cuộc sống bình yên tự do - Nhân dân được ấm no hạnh phúc - Là khát vọng của loài người * Chiến tranh - Gây đau thương chết chóc cho loài người - Mang đến đói nghèo bệnh tật, không được học hành - Phá hoại hoà bình, là thảm hoạ của nhân loại |
1,0 1,0 |
8 (3,0 điểm) |
YC HS nêu được các ý cơ bản sau: a, Cả lớp 9A làm vậy là sai - Những việc làm của Trang là đúng - Hành động của các bạn lớp 9A làm là sai b, Em có thể phân tích cho cả lớp thấy không bình bầu cho bạn Trang là thiếu công bằng chưa vô tư trong việc nhận xét, đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư. |
1,5 1,5 |
3. Củng cố
- GV nhận xét giờ làm bài
- Hướng dẫn qua về đáp án, biểu điểm để HS đối chiếu
4. Dặn dò
- Về nhàxem lại bài.
- Đọc và soạn trước bài mới.
V. RÚT KINH NHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..