Giáo án GDCD 9 Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên mới nhất

Giáo án GDCD 9 Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 13 - bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: học sinh hiểu đ­ợc lí tư­ởng sống của thanh niên là nh­ mục đích sống tốt đẹp, ý nghĩa của mục đích sống tốt đẹp ấy.

2. Kĩ năng: Có kế hoạch cho việc thực hiện, biết đánh giá hành vi lối sống của tn, phấn đấu rèn luyện để thực hiện ­ớc mơ.

3. Thái độ:Có thái độ đúng đắn trư­ớc những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Gv: Tài liệu, SGK, SGV,

2.Hs: Đọc bài.

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………..

2.Kiểm tra bài cũ:

? Những câu tục ngữnào sau đây nói về việc làm năng suất chất lư­ợng hiệu quả? vì sao?

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay

- Một ng­ười hay lo bằng kho ng­ười hay làm.

- Làm đi không bằng làm lại

- ăn kỹ làm dối

- Mồm miệng đỡ chân tay

- Làm giả ăn thật.

- Nhất nghệ tinh nhất thân vinh.

- Ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn.

3.Bài mới:

Qua những năm tháng tuổi thơ, con ng­ười b­ước vào một thời kỳ phát triển cực kỳ quan trọng của cả đời ngư­ời. Đó là tuổi thanh niên, lứa tuổi từ 15 - 30. ở lứa tuổi này con ngư­ời phát triển nhanh về thể chất, sinh lý và tâm lý. Đó là tuổi trưởng thành về đạo đức nhân cách và văn hoá. Đó là tuổi khẳng định tính sáng tạo, nuôi d­ưỡng nhiều mơ ư­ớc sôi nổi trong các quan hệ tình bạn tình yêu. Đó là tuổi đến với lý tư­ởng sống phong phú, đẹp đẽ, h­ướng tới cái lớn lao, cao cả với sức mạnh thôi thúc của lí tư­ởng.

để hiểu rõ hơn lí tư­ởng sống của thanh niên nói chung và học sinh chúng ta nói riêng chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặt vấn đề:

Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm

Nhóm 1.

? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thể hệ trẻ chúng ta đã làm gì? lí tư­ởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?

Hs: - D­ưới sự lãnh đạo của đảng có hàng triệu thanh niên ­ưu tú sẵn sàng hi sinh vì đất n­ước nh­ư: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân.

VD.1:

Lý Tự Trọng là ng­ười thanh niên Việt Nam yêu nư­ớc tr­ước cách mạng tháng tám. Hi sinh khi mới 18 tuổi. Lý tư­ởng của anh là "Con đ­ường của thanh niên chỉ có thể là con đư­ờng cách mạng và không thể là con đ­ường nào khác".

VD.2

Nguyễn Văn Trỗi trư­ớc khi chết vẫn còn hô vang khẩu hiệu "Bác Hồ muôn năm" Hi sinh trong thời kỳ chống Mĩ.

VD.3

Bác Hồ nói về lí t­ưởng của mình "Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là n­ước nhà độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành

- Lí t­ưởng của họ là giải phóng dân tộc.

Nhóm 2.

? Trong thời kỳ đổi mới đất n­ước hiện nay thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? lí t­ưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?

Hs: - Tham gia tích cực năng động sáng tao trong các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Lí tư­ởng của họ là: Dân giàu, n­ước mạnh tiến lên Chủ nghĩa Xã Hội.

Nhóm 3.

? Suy nghĩ của bản thân em về lí t­ưởng sống của thanh niên trong hai giai đoạn? Em học tập đ­ược gì?

Hs: - Thấy đư­ợc tinh thần yêu nư­ớc xả thân vì độc lập dân tộc. Chúng em có đư­ợc cuộc sống tự do như­ ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của thế hệ cha anh đi trư­ớc.

- Việc làm đúng đắn đó có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên tr­ước xác định đúng lí t­ưởng sống của mình.

Học sinh: - các nhóm thảo luận đại diện trình bày.

- Nhận xét bài làm của nhau.

Giáo viên: - Nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong thời CNH - HĐH đất n­ước

- Nhấn mạnh mục tiêu xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

? Em hãy nêu những tấm gư­ơng tiêu biểu của lịch sử về lí t­ưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu.

Hs: Bày tỏ ý kiến cá nhân.

Lớp nhận xét

? S­ưu tầm những câu nói hay, lời dạy của Bác với thanh niên Việt Nam.

Gv: VD

- Năm 1946 Bác Hồ­ gửi thanh niên và nhi đồng "một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"

- Tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn Bác chỉ rõ: "Đoàn thanh niên là cánh tay, là đội hậu bị của Đảng, là ng­ười dìu dắt các cháu nhi đồng"

- Bác còn khuyên thanh niên "Không có việc gì khó ....."

Gv: T­ư tư­ởng của Bác là lời dạy, là nhiệm vụ cho thanh niên thực hiện lí t­ưởng.

? Lí t­ưởng của em là gì tại sao em xây dựng lítưởng ấy?

Hs: Bày tỏ suy nghĩ

Gv: Kết luận

Các thế hệ cha anh đã tìm đ­ường để chúng ta đi tới XHCN, trên con đ­ường tìm tòi lí t­ưởng đó bao lớp ngư­ời đã ngã xuống, đã hi sinh cho sự nghiệp vĩ đại bảo vệ tổ quốc. Trên cơ sở ấy thanhniên chúng ta nhận thấy trọng trách xây dựng kiến thiết góp phần làm cho dân giàu nư­ớc mạnh theo con đ­ường XHCN.

I. Đặt vấn đề:

- Lí t­ưởng của thanh niên trước 1975 là giải phóng dân tộc.

- Lí t­ưởng của thanh niên ngày nay là: Dân giàu, nư­ớc mạnh tiến lên CNXH.

4. Củng cố:

? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thể hệ trẻ chúng ta đã làm gì? lí tư­ởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?

? Trong thời kỳ đổi mới đất nư­ớc hiện nay thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?

? Suy nghĩ của bản thân em về lí t­ưởng sống của tn trong hai giai đoạn? Em học tập đ­ược gì?

Em có thái độ đúng đắn trư­ớc những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp của lớp thanh niên ngày nay.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Làm các bài tập trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

- Tìm những tấm gương, câu chuyện có thái độ sống đúng đắn trung thực.

- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

- Chuẩn bị bài mới: Lý tưởng sống củathanh niên(TT).

**********************************

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 14 - bài 10 : LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (tiếp)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: học sinh hiểu đ­ợc lí tư­ởng sống của thanh niên là nh­ mục đích sống tốt đẹp, ý nghĩa của mục đích sống tốt đẹp ấy.

2. Kĩ năng: Có kế hoạch cho việc thực hiện, biết đánh giá hành vi lối sống của tn, phấn đấu rèn luyện để thực hiện ­ớc mơ.

3.Thái độ:Có thái độ đúng đắn trư­ớc những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Gv: Tài liệu, SGK, SGV,

2.Hs: Đọc bài.

III. tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập

3. Bài mới:

Gv: Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 9/1945 Hồ Chủ Tịch viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu"

? Câu nói trên có vấn đề gì thuộc về lí tưởng hay không

Học tập có là một nội dung của lí tưởng hay không.

Hoạt động của thầy và trò

Nôi dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học

Gv: Cho học sinh thảo luận thành 3 nhóm

Nhóm 1.

? Lí tưởng sống là gì? biểu hiện của lí tưởng sống ?

Nhóm 2.

? ý nghĩa của lí tưởng sống?

Nhóm 3.

? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?

? Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?

? ý kiến của em về các tình huống sau?

-Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề "Lí tưởng thanh niên ngày nay"

-Bạn Thắng cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn lí tưởng, nên bạn đã bỏ đi chơi.

ý kiến đúng: Bạn Nam

ý kiến sai: Bạn Thắng

Gv: Kết luận

Lí tưởng dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN không phải là cái gì trìu tượng với thê hệ trẻ đang lớn lên nó được biểu hiện cụ thể và sinh động trong đời sống hàng ngày. Với học sinh, nó được biểu hiện trong học tập, lao động, xây dựng tập thể, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Gv: Chuẩn bị phiếu học tập

Câu hỏi:

? Mơ ước của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?

Hs: Làm trên phiếu học tập

Trình bày

Lớp nhận xét

Hoạt động 2: Luyện tập

Hs: Đọc bài tập

Làm độc lập

Nhận xét bài làm của nhau.

Gv: Tổ chức học sinh trao đổi.

I. Đặt vấn đề:

II. Nôi dung bài học:

1. Khái niệm lí tưởng sống:

Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

2. ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống:

-Khi lí tưởng sống của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung.

-Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng.

-Người sống có lí tưởng cao đẹp được mọi người tôn trọng..

3/ Lí tưởng của thanh niên ngày nay:

-Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

-Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.

-Mỗi cá nhân học tập rèn luyện đạo đức lối sống tham gia các hoạt động xã hội.

4/ Liên hệ:

* Sống có lí tưởng

- Vượt khó trong học tập

- Vận dụng kiến thúc đã học ttrong thực tiễn

- Năng động sáng tạo trong công việc

- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình.

- Đấu tranh các hiện tượng tiêu cục trong xã hội.

- Tham gia quân đội bảo vệ tổ quốc.

* Thiếu lí tưởng

- Sống ỷ lại thực dụng

- Không có hoài bão, ước mơ mờ nhạt

- ăn chơi đua đòi

- Sống thờ ơ với mợi người

- Lãngquên quá khứ.

III. Luyện tập:

Bài 1/35,36:

-Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên.

- Bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống; luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội; sống và làm việc có mục đích, lí tưởng cao đẹp, thiết thực.

Bài 2/36:

a)

- Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

- Vì:

     + Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão của mình và phải biết phấn đấu để đạt được mơ ước của mình.

     + Muốn trở thành một công dân tốt, cần chăm chỉ, tích cực học tập và phát triển bản thân; không dựa dẫm, ỷ lại và thụ động.

     + Mọi cố gắng và nỗ lực cần bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ và có kế hoạch thực hiện rõ ràng.

b)Học sinh tự bày tỏ ước mơ của mình.

Bài 3/36:

Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí

Bài 4/36:

Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đỗ vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình.

4. Củng cố:

? Lí tưởng sống là gì? biểu hiện của lí tưởng sống?

? ý nghĩa của lí tưởng sống?

? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?

Em có thái độ đúng đắn trư­ớc những biểu hiện, phê phán lên án những hành vi thiếu lành mạnh, sống gấp của lớp TN ngày nay.

5. Hoạt động tiếp theo:

- Làm các bài tập còn lạitrong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

- Tìm những tấm gương, câu chuyện có thái độ sống đúng đắn trung thực.

- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Giáo án GDCD 9 Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 13 - bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:HS cần nắm vững

- Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân.

- Mục đích sống củamỗi người là như thế nào.

- Lẽ sống của hanh niên hiện nay nói chung …

- Ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng sống..

2. Kĩ năng:

- Có kê hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân.

- Biết đánh giáhành vi, lối sống lành mạnh hay ko.

- Phấn đấu học tập rèn luyện, hoạt động để đạt được ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân

3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hện sống có lý tưởng, biết phê phán những hiện tượng sin hoạt thiếu lành mạnh..

- Biết tôn trọng học hỏi những người sống có lý tưởng

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Những tấm gương lao động học tập thực hiện lý tưởng .

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

- Học bài cũ, làm bài tập

- Nghiên cứu trước nội diung bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não , nghiên cứu trường hợp điển hình, trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả? Nêu ý nghĩa và biện pháp thực hiện.?

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của phần đặt vấn đề.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm

Gợi ý cho HS trao đổi các nội dung sau:

Nhóm 1: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ của chúng ta đã làm gì để , lý tưởng của TN trong giai đoạn đó là gì?

Nhóm 2: Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có Lý tưởng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự CNH, HĐH…

Nhóm 3: Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã có đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?

Nhóm 4: Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên.

Em học tập được gì?

HS: THấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc.

Em thấy rằng việc làm có ý nghĩa đó là nhờ thanh niên thế hệ trước đã xác định đúng lý tưởng sống của mình

I. Đặt vấn đề.

Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hầu hết ở lứa tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước .

Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.

Lý Tự Trọng hy sinh khi 18 tuổi “ Con đường của thanh niên chỉcó thể là con đường CM”

Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị giặc xử bắn còn hô “ Bác Hồ muôn năm”

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về lý tưởng của thanh niên qua mỗi thời kì lịch sử

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

GV cùng HS cả lớp thảo luận.

Câu 1: Nêu những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử về lý tưởng sống mà thanh niên đã chọn và phấn đấu.

Câu 2: Sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam.

- Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập đoàn “ Đoàn thanh niên là cánh tay phải của Đảng..”

- Bác khuyên “ ko có việc gì khó….

Quyết chí cũng làm nên”

Câu 3 lý tưởng sống của thanh niên là gì? tại sao em xác định lý tưởng như vậy?

II. Liên hệ

Trong thời đại ngày nay, thanh niên tích cự tham gia, năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dung và bảo vệ tổ quốc.

Lý tưởng của họ là: dân giàu nước mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

3. Củng cố

- Xác định đúng và phấn đấu cho lí tưởng sẽ có lợi gì?

- Thiếu lí tưởng sống hoặc xác định mục đích không đúng sẽ có hại gì? (cho ví dụ)

4. Dặn dò

- Về nhà học bài , làm bài tập.

- Đọc trước nội dung bài mới

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 14 - bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:HS cần nắm vững

- Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân.

- Mục đích sống củamỗi người là như thế nào.

- Lẽ sống của hanh niên hiện nay nói chung …

- Ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng sống..

2. Kĩ năng:

- Có kê hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân.

- Biết đánh giáhành vi, lối sống lành mạnh hay ko.

- Phấn đấu học tập rèn luyện, hoạt động để đạt được ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân

3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hện sống có lý tưởng, biết phê phán những hiện tượng sin hoạt thiếu lành mạnh..

- Biết tôn trọng học hỏi những người sống có lý tưởng

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Những tấm gương lao động học tập thực hiện lý tưởng .

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

- Học bài cũ, làm bài tập

- Nghiên cứu trước nội diung bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não , nghiên cứu trường hợp điển hình, trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả? Nêu ý nghĩa và biện pháp thực hiện.?

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học (tiếp theo)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

Hoạt động của thầy và trò

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

HS: Thảo luận.

1 Lý tưởng sống là gì? Biểu hiện của Lí tưởng sống

HS: Thảo luận

2. ý nghĩa của việc xác địn Lí tưởng sống?

HS: Thảo luận trả lời

3. Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay? HS phải rèn luyện như thế nào?

HS: thảo luận

HS: các nhoàm thảo luận

HS: cử đại biểu đại diện trình bày.

HS: cả lớp theo dõi nhận xét.

GV:Bổ sung và kết luận nội dung chính của bài.

Kết luận:

Trung thành với lí tưởng XHCN là đòi hỏi đặt ra nghiêm túc đối với thanh niên, kính trọng, biết ơn, học tập thế hệ cha anh, chủ động xây dượng cho mình lí tưởng sang, cống hiến cao nhấtcho sự phát triển của XH.

III. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

2. Biểu hiện.

Người có lí tưởng sống là luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân, XH; luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

3. Ý Nghĩa:

-Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng

4. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

- Xây dung nước VN dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

- Thanh niên HS phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện Lí tưởng.

Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập:Liên hệ thực tế lí tưởng sống của thanh niên

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

1. Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

HS: Trả lời

2. ý kiếncủa em về các tình huống:

- Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề: “ Lí tưởng của thanh niên HS ngày nay”

- Bạn Thắng cho rằng HS lớp 9 quá nỏ để bàn về lí tưởng

HS:Trả lời cá nhân.

Hướng dẫn HS giải bài tập trong sách GK

? Ước mơ của em là gì?

Em sẽ làm gì để đạt ược ước mơ đó?

HS: trả lời trên phiếu.

HS lên bảng trả lời

GV: đưa đáp án đúng

IV. Liên hệ thực tế lí tưởng sống của thanh niên

Sống có lý tưởng:

+ Vượt khó trong học tập.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Năng động sáng tạo trong công vệc

+ Phấn đấu làm giàu chân chính

+ Đấu tranh chốngcác hiện tượng tiêu cực...

Sống thiếu lí tưởng.

+ Sống ỷ lại, thực dụng

+ Không có hoài bão, ước mơ

+ Sống vì tiền tài, danh vọng.

+ ăn chơi cờ bạc.

+ Sống thờ ơ với mọi người...

3. Củng cố

- Xác định đúng và phấn đấu cho lí tưởng sẽ có lợi gì?

- Thiếu lí tưởng sống hoặc xác định mục đích không đúng sẽ có hại gì? (cho ví dụ)

4. Dặn dò

- Về nhà học bài , làm bài tập.

- Đọc trước nội dung bài mới

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..