Giáo án GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết: 4 - Bài: 4BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : Học sinh hiểu được hoà bình và khát vọng của nhân loại,hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người. học sinh thấy được tác hại của chiến tranh. Có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh.
3. Thái độ: Có thái độ tốt với mọi người xung quanh. Góp phần nhỏ tuỳ theo sức lực bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1.GV: Tranh, ảnh, báo, bài viết về chiến tranh.
2.HS: Đọc bài
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2. Kiểm tra bài cũ :
? Những câu tục ngữ sau câu nào nói về tính kỷ luật?
- Ao có bờ, sông có bến.
- Ăn có chừng, chơi có độ.
- Nước có vua , chùa có bụt.
- Đất có lề, quê có thói.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
3. Bài mới:
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) đã có 10 triệu người chết hàng triệu người bị thương. Số người bị chết ở Pháp là 1400000 người, ở Đức là1800000, ở Mĩ là 3000000người.
Trong chiến tranh thế giới lân thứ hai(1939- 1945) có 60 triệu người chết nhiều nhất ở châu Âu, một phần của nước Nga bị phá hoại trơ trụi. Đặc biệt hai quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống Hirôxima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945) - Nhật Bản trong giây lát làm chết 400000 người gieo rắc nỗi sợ hãi khủng khiếp cho loài người tiến bộ
ở Việt Nam: trên 1 triệu trẻ em và người lớn bị di chứng chất độc màu da cam hàng chục vạn người đã chết.
? Chúng ta có suy nghĩ gì về những thông tin trên
Gv: Hoà bình là khát vọng là ước nguyện của mỗi người là hạnh phúc cho mỗ giađình mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Để hiểu thêm vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề. Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc nhữngthông tin và xem ảnh. Nhóm 2: Chiến tranh đã gây nên hậu quả gìcho con người Nhóm 3: Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em Nhóm 4: Em có nhận xét gì khi đế quốc Mĩ gây chiến ở Việt nam. Gv: Kết luận: Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh. Học sinh chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh ntn thế nào là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa. ? Hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh. ? Theo em chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa khác nhau ntn? ? Cách bảo vệ hoà bình vững chắc nhất là gì? Hoạt động 2: Nội dung bài học Gv: Chuyển ý ? Như vậy theo em thế nào là hoà bình ? Những biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì? ? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình. Gv: Hiện nay xung đột giữa các dân tộc tôn giáo và quốc gia đang diễn ra ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng hoà bình đã phải chịu khá nhiều đau thương, mất mát bởi vậy nhân dân ta càng thấu hiểu giá tri của hoà bình. Hoạt động 3: Luyện tập GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ? Hãy cho biết hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày? ? Em tán thành từng ý kiến dưới đây không? vì sao? |
I. Đặt vấn đề - Sự tàn khốc của chiến tranh - Giá trị của hoà bình. - Hậu quả: 10 triệu người chết. 60triệu người chết. 2triệu trẻ em bị chết. 6 triệu trẻ em thương tích tàn phế. 300.000 trẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính, cầm súng giết người. * Hoà bình -Đem lại cuộc sống bình yên, tự do -Nhân dân được ấm no hạnh phúc -Là khát vọng của mọi người * Chiến tranh -Đầy đau thương chết chóc -Đói nghèo, bệnh tật, không học hành làng mạc bị tàn phá. -Là thảm hoạ của nhân loại. * Chiến tranh chính nghĩa -Đấu tranh chống xâm lược -Bảo vệ độc lập tự do -Bảo vệ hoà bình * Chiến tranh phi nghĩa -Gây chiến giết người, cướp của -Xâm lược đất nức khác -Phá hoại hoà bình - Xây dựng mối quan hệ hoà bình hữu nghị hợp tác các quốc gia đấu tranh chống xâm lược II. Nội dung bài học 1. Thế nào là hoà bình - Không chiến tranh xung đột vũ trang - Là mối quan hệ bình đẳng hợp tác giữa các dân tộc 2.Biểu hiện của hoà bình. -Giữ gìn cuộc sống bình yên -Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. -Không để xảy ra xung đột, chiến tranh 3.Biện pháp: -Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh. Bảo vệ hoà bình. Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp hoà bình và công lý trên thế giới. III. Bài tập. Bài tập1/16 Biểu hiện hoà bình: aa, b, d, e, h, j Bài tập 2/16. - Em tán thành với ý kiến (a), (c). - Vì: + Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. + Do vậy, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của riêng một quốc gia nào. Hs:- Sóng vai, ph Bài tập 3/16: - Phong trào đi bộ và đạp xe, tập yoga vì hoà bình. - Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình; - Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với thanh thiếu niên quốc tế. - Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh. - Địa phương tuyên truyền và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao ý thức của người dân, chống lại các âm mưu chia rẽ của kẻ thù. |
4. Củng cố:
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ.
- Nêu những sự kiện trong nước và thế giới hiện nay.
? Như vậy theo em thế nào là hoà bình
? Những biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì
? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm các bài tập còn lại
- Sưu tầm báo chí, tranh ảnh về các hoạt động vì hoà bình.
- Soạn các câu hỏi phần bài mới.
Giáo án GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết: 4 - Bài: 4BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thế nào là hòa bình, thế nào là bảo vệ hòa bình.
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
- Trách nhiệm của mỗi người đối với việc bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
2. Kĩ năng:
- Tích cực tham gia các HĐ vì HB, chống CT do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
3. Thái độ:
- Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV GDCD 9.
- Tranh ảnh, bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảovệ hòa bình.
2. Học sinh
- học bài cũ, làm bài tập
- Nghiên cứu trước bài mới theo các câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH
Thảo luận nhóm, khăn trải bàn, trò chơi
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
- Dân chủ là gì? Nêu ví dụ?Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ?
- Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào?
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
GV yêu cầu cả lớp hát bài: “ Trái đất này là của chúng mình ”. yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát để dẫn dắt vào bài mới.
B. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Phân tích thông tin, tình huống
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và quan sát ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi - GV chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi ) 1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh và đọc các thông tin trên? 2. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào? 3. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình? - HS các nhóm thảo luận và trình bày. - GV nhận xét và kết luận: Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. |
I. Đặt vấn đề - Qua các thông tin và hình ảnh trên chúng ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. - Hâu quả của chiến tranh: + Cuộc CT TG lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết. CTTG lần thứ hai có 60 triệu người chết + Từ 1900-2000 CT đã làm hơn 2 triệu trẻ em chết, 6 triệu trẻ em bị thương, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ, hơ 300000 trẻ em buộc phải đi lính ,cầm súng giết người. - Để bảo vệ hòa bình, chống CT chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. - Hòa bình đem lại sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho con người. Còn chiến tranh đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người. - Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành CT chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn CT phi nghĩa là CT xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
- GV nêu câu hỏi 1. Hòa bình là như thế nào? Thế nào là bảo vệ hòa bình? GV: Những biểu hiện của BVHB? 2. Vì sao ngày nay vẫn phải tiếp tục bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh? 3. Vì sao nhân dân Việt Nam lại yêu hòa bình và luôn phản đối chiến tranh? 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh? Hướng dẫn phân tích làm rõ nội dung - GV nêu câu hỏi: 1. Nêu sự đối lập giữa CT và hòa bình. 2. Hãy phân biệt giữa CT chính nghĩa và CT phi nghĩa. - HS suy nghĩ trả lời - GV nêu kết luận: Chúng ta phải biết ủng hộ các cuộc CT chính nghĩa, lên án, phản đối các cuộc CT phi nghĩa. |
II. Nội dung bài học 1. Thế nào là hoà bình? - Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. - Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa người với người. - Là khát vọng của toàn nhân loại. 2. Biểu hiện của bảo vệhoà bình. -Làgiữ gìn cuộc sống bình yên. - Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn. - Không để xảy ra chiến tranh hayxung đột vũ trang. 3. Vì sao phải bảo vệ hoà bình? - Vì hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình ly tán. - Ngày nay các ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi - Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại |
Hoath động 3: Hướng dẫn giải bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
-GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3, 4 . - HS chuẩn bị bài và trình bày - GV nhận xét, bổ sung. |
III. Bài tập Bài 1: Các hành vi thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình : a, b, d, e, h, i. Bài 2: Tán thành ý kiến : a, c Bài 3:HS tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường , lớp, địa phương , nhân dân trong nước tổ chức giới thiệu cho các bạn biết |
3. Củng cố
- Nhác lại khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình, biểu hiện của BVHB
- GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động vì hòa bình
- GV nêu kết luận toàn bài.
4. Dặn dò
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị trước bài 5.
V. RÚT KINH NHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..