Giáo án GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật mới nhất

Giáo án GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết: 3 – bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : Hiểu đượcthế nào là dân chủ, kỉ luật, biểuhiện của dân chủ kỉ luật. ý nghĩacủa dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội .

2. Kĩ năng: Biết giao tiếp và ứng xửthực hiện tốt dân chủ, biết tự đánh giá bản thân xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.

3. Thái độ : Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập và các hoạt động khác.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học :

1.Gv: Các sự kiện tình huống , tư liệu tranh ảnh giấy khổ lớn.

2. Hs: Đọc bài và soạn bài trước.

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………

2.Kiểm tra bài cũ:

? Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp ở trường và nêu cách ứng xử phù hợp?

3.Bài mới:

Giáo viên giới thiệu bài: Đại hội chi đoàn lớp 9A điễn ra rất tốt đẹp . Tất cả đoàn viên chi đoàn đã tham gia xây dựng, bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đoàn năm học mới. Đại hội cũng đã bầu ra được một ban chấp hành chi đoàn gồnm các bạn học tốt, ngoan ngoãn có ý thức xây đựng tập thể để lãnh đạo chi đoàn trở thành đơn vị suất sắc của trường.

? Hãy cho biết: Vì sao Đại hội chi đoàn 9A lại thành công như vậy

HS : Tập thể chi đoàn đã phát huy tích cực tính dân chủ. Các đoàn viên có ý thức kỷ luật tham gia đầy đủ.

GV: Dẫn vào bài

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:

GV: Cho học sinh đọc 2 câu chuyện sách giáo khoa

? Hãy nêu những chi tiếy thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên.

GV: Chia bảng thành 2 phần

Phần1

Có dân chủ

-Các bạn sôi nổi thảo luận.

-Đề suất chi tiêu cụ thể

-Thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.

-Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.

-Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.

? Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của 9A ntn?

Biện pháp dân chủ

-Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.

-ý thức tự giác.

-Biện pháp tổ chức thực hiện

? Việc làm của giám đốc cho thấy ông là người ntn?

? Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9a và ông giám đốc em rút ra bài học gì?

HS: Phát huy tính dân chủ, kỷ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A. Phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây hậu quả xấu cho công ty.

GV: Kết luận: Qua việc tìm hiểu nội dung của hoạt động này các em đã hiểu được bước đầu những biểu hiện của tính dân chủ, kỷ luật,hậu quả của thiếu tính dân chủ kỷ luật.

Hoạt động 2: Nội dung bài học

GV: Tổ chức thảo luận nhóm.

Nhóm 1. 1. Em hiểu thế nào là dân chủ.

2. Thế nào là tính kỷ luật.

Nhóm 2. 1. Dân chủ kỷ luật thể hiện ntn.

2. Tác dụng của dân chủ kỷ luật.

Nhóm 3. 1. Vì sao trong cuộc sống ta cầnphải có dân chủ kỷ luật.

2. Chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ kỷ luật ntn.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Bổ sung – nhận xét.

GV: Trình bày nội dung của bài lên bảng.

HS: Ghi vào vở.

GV: Tổ chức cho học sinh cả lớp phân tích các hiện tượng trong học tập trong cuộc sống và các quan hệ xã hội

? Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em được biết.

? Những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước và hậu quả của việc làm đó gây ra.

HS: Tự do trả lời cá nhân.

GV: Nhận xét

? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

-HS còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.

-chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ

-Mội người cần phải có tính kỷ luật.

-Có kỷ luật thì xh mới ổn định thống nhất các hoạt động.

HS: Phát biểu

GV: Kết luận.

? Tìm hành vi thực hiện dân chủ kỷ luật của các đối tượng sau.

-Học sinh

-Thầy, cô giáo

-Bác nông dân

-CN trong nhà máy

-ý kiến của cử tri

-Chất vấn các Bộ trưởng đại biểu QH

GV: Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi.

HS: Bổ sung, nhận xét

Hoạt động 3: Luyện tập

I. Đặt vấn đề

Phần2

Thiếu dân chủ

-- Công dân không được bàn bạc góp ý kiến về yêu cầu của giám đốc.

- Sức khoẻ công nhân giảm sút.

- Công dân kiến nghị cải thiện lao động đồi sống vật chất, nhưng giám đốc không chấp nhận.

Biện pháp kỉ luật

-Các bạn tuân thủ quy định tập thể.

-Cùng thống nhất hoạt động.

-Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỷ luật.

* Ông là người chuyên quyền độc đoán, gia trưởng.

II. Nội dung bài học

1.Thế nào là dân chủ kỷ luật

* Dân chủ:

- Mọi người làm chủ công việc.

- Mọi người được biết được cùng tham ga

- Mọi người góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.

* Kỷ luật:

- Tuân theo quy định của cộng đồng

- Hành động thống nhất để đạt kết quả cao.

2.Tác dụng

-Tạo sự nhận thức cao về nhận thức, ỷ chí và hành động.

-Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

-Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt.

3.Rèn luyện như thế nào

-Tự giác chấp hành kỷ luật

-Các cán bộ lãnh đạo tổ chức xã hội tạo điều kiện cho cá nhân được phát huy tính dân chủ, kỉ luật.

-HS vâng lời cha mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ có ý thức kỷ luật của công dân.

III. Bài tập

Bài1/11

- Những hoạt động thể hiện dân chủ là:

+ (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.

+ (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

+ (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.

Bài 2/ 11

-Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…

Bài 3/11: - Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.

- Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.

- Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.

- Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.

Bài 4/11:

- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

     + Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.

     + Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.

     + Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.

     + Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.

4. Củng cố:

? Em hãy nêu một tấm gương có tính dân chủ và kỷ luật?

? Tìm một số câu ca dao tục ngữ?

? Em hiểu thế nào là dân chủ?

? Thế nào là tính kỷ luật?

? Chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ kỷ luật ntn?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Về nhà soạn bài và học bài.

- Làm bài tập 3.4 .

Giáo án GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết: 3 – bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiên yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, là điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng XH công bằng dân chủ văn mimh.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phát huy tính dân chủ và thể hiện tính kỉ luật.

- Biết nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện dân chủ và kỉ luật.

- Nhận biết được hành vi dân chủ, thiếu dân chủ hoặc giả danh dân chủ.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác rèn luyện tính DC và kỉ luật. Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt,phản đối những việc làm trái với dân chủ XHCN.

- Biết đánh giá nhận xét hành vi của bản thân và những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV GDCD 9.

- Các tình huống có nội dung liên quan.

- Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan.

2. Học sinh

- Học bìa cũ, làm bài tập

- Nghiên cứu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong học tập và rèn luyện? Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

2. Bài mới:

a. Đặ vấn đề

GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới.

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu. những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật

- GV yêu cầu HS đọc tình huống ( SGK )

- GV nêu câu hỏi:

1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.

2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?

3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?

4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện thứ 2 có tác hại như thế nào?

- HS thảo luận trả lời.

- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1.

I. Đặt vấn đề

- Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp...

- Việc làm thiếu DC của ông giám đốc...

- Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:

Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở đôn đốc.

- Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.

- Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.

Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV nêu câu hỏi:

1. Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật?

2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay.

3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? Nêu ví dụ.

5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và rèn luyện tính KL?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt nội dung chính của bài học

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Dân chủ là: SGK

- Kỉ luật là: SGK

2. Những việc làm thể hiện tính dân chủ:

- Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri.

- Nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh.

- Trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến…

- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình…

3. Quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.

4. Ý nghĩa

- DC và KL đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )

- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.

Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV yêu cầu HS giải các bài tập

- HS chuẩn bị bài và trình bày.

- Tìm hành vi thực hiện dân chủ, kỷ luật của: HS, GV, công nhân, nông dân.

- Câu nào thể hiện tính kỷ luật.

+ Đất có lề, quê có thói.

+ Nước có vua, chùa có bụt.

+ Muốn tròn phải có khuôn.

Muốn vuông phải có thước.

- Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

III. Bài tập

Bài tập 1:

- Những việc làm thể hiện dân chủ: a, c, d

- Thiếu dân chủ: b

- Thiếu kỷ luật: đ

Bài tập 2:

+ Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân

+ Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường xã

+ Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước

+ Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

3. Củng cố:

- GV hệ thống nội dung bài học

- Đưua thêm các tình huống giúp HS hieeyr roc hon về DC và KL

4. Dặn dò:

- Học bài cũ về khái niệm dân chủ và kỷ luật, mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về dân chủ, kỷ luật.

- Bài mới tìm hiểu khái niệm hoà bình, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

- Bài tập về nhà 3, 4 và chuẩn bị bài “ Bảo vệ hòa bình ”

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..