Giáo án GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết: 6 - bài: 6
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là hợp tác các nguyên tăc hợp tác sự cần thiết phải hợp tác.Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
2. Kĩ năng: Có nhiều việc làm cụ thể vè hợp tác trong học tập lao động hoạt động xã hội. Biết hợp tác với bạn bè với mọi người trong hoạt động trung.
3. Thái độ: Tuyên truyền vận động mọi người ủng hộ chủ trương chính sách của Đảng về sự hợp tác cùng phát triển.
II. Phương tiện dạy học:
1.Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, báo chí, máy chiếu.
2.Hs: Đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức:
Sĩ số: …………………..
2.Kiểm tra bài cũ:
Em đồng ý với hành vi nào sau đây
-Chăm chỉ học tốt ngoại ngữ.
-Giúp đỡ khách nước ngoài sang việt nam
-tích cực tham gia hoạt động giao lưu với học sinh nước ngoài
-Tham gia thi vẽ tranh vì hoà bình.
-Chia sẻ với nạn nhân chất độc màu da cam.
-Thiếu lịch sự không khiêm tốn với người nước ngoài.
-Ném đá trêu chọc người nước ngoài
Hs: Trả lời- nhận xét.
Gv: Bổ sung đánh giá.
3.Bài mới
Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại đó là:
-Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh hạt nhân, khủng bố.
-Tài nguyên môi trường
-Dân số kế hoạch hóa gia đình.
-Cách mạng khoa học công nghệ.
Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác giữa các dân tộc các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. Gv: Cho học sinh thảo luận các vấn đề có trong phần đặt vấn đề- SGK. ? Qua các thông tin về Việt nam tham gia các tổ chức quốc tế em có nhận xét gì? Gv: Việt nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực : Thương mại, y tê, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. đó là sự hợp tác toàn diện thúc đấy sự phát triển của đất nước. ? Bức tranh về trung tướng Phạm Tuân nói lên điều gì? Hs: người đầu tiên của VN bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Liên Xô. ? Cầu Mỹ Thuận, ảnh ca mổ nói lên điều gì? ? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác? ? Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp ta các điều kiện gì. Hs: Vốn, trình độ quản lý, khoa học- công nghệ. Gv: Đất nước ta đi lên từ nghèo nàn lạc hậu nên CNXH lên rất cần các điều kiện trên. ? Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới Hs: - Hiểu biết rộng -Tiếp cận với trình độ KHKT các nước -Nhận biết được tiến bộ văn minh nhân loại -Gián, trực tiếp giao lưu với bạn bè. -Đời sống vật chất tinh thần tăng lên. Gv: Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trởi thành yêu cầu sống của mỗi dân tộc hợp tác hữu nghị với các nước giúp ta tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH. nó cũng là cơ hội của thế hệ trẻ nó chung và bản thân các em nói riêng trưởng thành và phát triển toàn diện Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác? ? ý nghĩa của sự hợp tác là gì? ? Chủ trương của đảng ta, nhà nước ta ntn? ? Trách nhiệm của bản thân các em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác ? Gọi học sinh đọc lại toàn bộ nội dung bài học. Hoạt động 3: Luyện tập. GV: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk. ? Tìm những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em? ? Việt Nam đã hợp tac với các nước nào? trên lĩnh vực gì? Hs: Tìm hiểu trả lời HS; nhận xét, bổ sung GV: Bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm. |
I. Đặt vấn đề - Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực : Thương mại, y tế, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. đó là sự hợp tác toàn diện thúc đấy sự phát triển của đất nước. - Sự hợp tác giữa VN và Úc trong vấn đề giao thông vận tải, VN với USA trong lĩnh vực y tế nhân đạo. - Thuỷ điện Hoà Bình - Cầu Thăng Long. - Khai thác dầu: Vũng tàu, Dung quất. - Bệnh viện. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là hợp tác? - Cùng nhau chung sức làm việc vì lợi ích chung - Nguyên tắc : bình đẳng 2. ý nghĩa - Giải quyết những bức súc có tính toàn cầu. - Giúp các nước nghèo phát triển - Đạt được mục tiêu hoà bình. 3. Chủ trương của Đảng – Nhà nước ta: - Tăng cường hợp tác - Tuân thủ nguyên tắc: + Độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ + không can thiệp nội bộ không vũ trang + Bình đẳng có lợi + Giải quyết bất đồng bằng thương lượng + Phản đối âm mưu, sức ép áp đặt 4. Học sinh cần - Hợp tác với bạn bè và người xung quanh - Quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt nam - Có thái độ hữu nghị với người nước ngoài. III. Bài tập Bài tập: 1/22 - Hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường: + Từ năm 1991, với sự tài trợ của Liên hợp quốc (UNEP), hội thảo khoa học quốc tế “Tác động của biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển” đã được tổ chức tại Việt Nam. + Hội hữu nghị Okinawa - Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”. + Năm 1997, ASEAN phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã ra Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ nhất nhằm đánh giá các điều kiện môi trường ở 7 nước trong khu vực, bao gồm Bru-nây Đa-rút-xa-lam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam. - Hợp tác trong vấn đề chống HIV/AIDS: + Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV. - Hợp tác trong vấn đề chống khủng bố: + Cùng với Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chống khủng bố trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam đã hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới như Nga, Mỹ, Lào, Cam – Pu – Chia , …nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh khủng bố. Bài tập 2/23: - Em cùng các bạn tổ chức học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại; Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn. Đồng thời, em biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người. - Điều đó giúp em tự tin hơn, đồng cảm, biết lắng nghe và có kĩ năng tốt hơn. - Em sẽ cố gắng học tập, lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của mọi người và chịu khó học hỏi điều hay của các bạn. Bài tâp 3/23: - Trong lớp; theo dõi giữa các tổ…. - Trong trường: cán bộ sao đỏ. - Địa phương em: nguồn vốn Đê a. Bài tập 4/23 - Sửa chữa lại cầu Long Biên - Xây dựng cầu Cần Thơ - Khai thác dầu khí ở Vũng Tàu - Thép Việt Nhật |
4. Củng cố:
? Tìm một số công trình mà nước ta hợp tác với các nước trên thế giới?
? Nó có ý nghĩa ntn?
? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác?
? ý nghĩa của sự hợp tác là gì?
? Chủ trương của Đảng ta, nhà nước ta ntn?
? Trách nhiệm của bản thân các em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
? Gọi học sinh đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài 7.
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về hợp tác.
Giáo án GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết: 6 - bài: 6
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác, trách nhiệm của HS trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.
2. Kĩ năng:
- HS có khẳ năng hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung.
3. Thái độ:
- HS biết ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị và hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV GDCD 9
- Tranh ảnh, băng hình, bài báo có chủ đề liên quan.
2. Học sinh
- Học bài cũ, làm bài tập
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH
Thảo luận nhóm, động não, hỏi chuyên gia, dự án
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
-HS có thể làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
GV nêu một công trình xây dựng hoặc một công trình khoa học mà đó là kết quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác để từ đó dẫn dắt vào bài mới.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung mục Đặt vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
-GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK -GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu câu hỏi: 1. Qua các thông tin tình huống trên, em có nhận xét gì về QHHT giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới? 2. Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác? Vì sao lại phải hợp tác 3. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương như thế nào trong vấn đề hợp tác với các nước khác? Sự hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? -HS các nhóm thảo luận và trình bày - GV nhận xét và nêu kết luận. |
I.Đặt vấn đề -Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế tên nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, giáo dục... - Chúng ta cần hợp tác vì: Này nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tings toàn cầu, không có một dân tộc, một quốc gia riêng rẻ nào có thể giải quyết được. Sự hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của khu vực và thế giới. - Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tăng cường quan hệ hợp tác với các nướcXHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, các bên cùng có lợi, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tránh dùng vũ lực, áp đặt , cường quyền. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
-GV nêu câu hỏi: 1.Em hiểu thế nào là hợp tác? 2.Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? 3.Sự hợp tác QT có ý nghĩa như thế nào? 4.Đảng và NN ta chủ trương như thế nào đối với vấn đề hợp tác quốc tế? - HS trả lời - GV tóm tắt ND chính của bài học - GV yêu cầu HS nêu các biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống trong các mối quan hệ hàng ngày( thể hiện trong cách xử sự với mọi người) - HS trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung |
II. Nội dung bài học 1. Thế nào là hợp tác cùng phát triển? - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. + Để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên cơ sở: ·Bình đẳng ·Hai bên cùng có lợi. ·Không hại đến lợi ích người khác. 2. Sự cần thiết của hợp tác cùng phát triển - Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng tất yếu 3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. + Tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhau. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Không dùng vũ lực. + Bình đẳng cùng có lợi. + Giải quyết bất đồng bằng thương lượng + Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền 4. Rèn luyện bản thân. - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè. - Quan tâm đến tình hình trong nước và trên thế giới. - Có thái độ hữu nghị với người nước ngoài. Gìn giữ bản sắc của người Việt Nam. |
Hoạt động 3 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
- GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3 - HS làm và trình bày trước lớp HS và GV nhận xét |
III. Bài tập Bài 2:HS tự nêu sự hợp tác của bản thân trong công việc chung và kết quả của sự hợp tác đó. Bài 3:HS giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương. |
3. Củng cố
- Hệ thống bài học bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước.
- Cho HS phát biểu cảm nhận về một số quan hệ hợp tác của VN với các nước trên thế giới
4. Dặn dò
- Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK
- Chuẩn bị trước bài 7 theo nội dung các vấn đề SGK
V. RÚT KINH NHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..