Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mới nhất

Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết: 7 - bài: 7KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. ý nghĩa của truyền thống đó.

2. Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.

3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Gv: Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ.

2. Hs: Đọc bài và soạn bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác?

? ý nghĩa của sự hợp tác là gì?

? Chủ trương của đảng ta, nhà nước ta ntn?

? Trách nhiệm của bản thân các em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác

3. Bài mới

Gv: Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chào mừng cô giáo Mai nhân ngày 20-11. Nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè. Cô giáo Mai ra mở cửa. Trước mắt cô là người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm một bó hoa sau khi đã bình tâm trở lại cô giáo Mai nhận ra em học trò nghịch ngợm mà có lần vô lễ với cô. Người lính nắm bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng vì một nỗi ân hận chưa có dịp được cô tha lỗi.

? Câu truyện nói về đức tính gì của người lính?

Hs: Phát biểu

Gv: Truyền thống nói chung và truyền thống đạo đức nói riêng là giá trị tinh thần vô giá của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.

Gv: Cho học sinh thảo luận theo nhóm

Yêu cầu mỗi nhóm đọc và thảo luận về 2 câu chuyện SGK.

Nhóm 1.

? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ?

? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?

Nhóm 2.

? Chu văn An là người như thế nào?

? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy Chu văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?

Nhóm 3.

? Qua hai truyện trên em có suy nghĩ gì?

Gv: Dân tộc Việt nam có truyền thống lâu đời, với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày của lịch sử truyền thống dân tộc. Truyền thống yêu nước truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập trong hai câu truyện trên đã góp chúng ta hiểu về truyền thống dân tộc đó là truyền thống mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ truyền thống mang tính tiêu cực và thái độ của chúng ntn

? Theo em bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực còn có truyền thống thói quen lối sống tiêu cực không? Nêu một vài ví dụ minh hoạ.

? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?

? Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống dân tộc.

* Tìm hiểu truyền thống mang yếu tố tích cực, tiêu cực.

Hs: Lên bảng trình bày

* Yếu tố tích cực

-Truyền thống yêu nước

-Truyền thống đạo đức

-Truyền thống đoàn kết

-Truyền thống cần cù lao động

-Truyền thống tôn sư trọng đạo

-Phong tục tập quán lành mạnh

*Yếu tố tiêu cực

- Tập quán lạc hậu

- Nếp nghĩ nối sống tuỳ tiện

- Coi thường pháp luật

- Tư tưởng hẹp hòi

- Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội, mê tín.

Hs:

Phong tục: Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu.

Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là: Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.

VD:

-Truyền thống thờ cúng tổ tiên

-Truyền thống áo dài Việt nam

-Truyền thống múa hát dân gian.

Truyền thống thể thao, du lịch

Hủ tục: Truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu

Hs: Phát biểu

Gv: Kết luận

I. Đặt vấn đề

* Nhóm 1.

- “Tinh thần yêu nước sôi nổi nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước cướp nước”

Thực tiễn đã chứng minh: Bà Trưng ... Mỹ, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nông dân, bà mẹ.

- Truyền thống yêu nước.

* Nhóm 2.

- Cụ Chu văn An là nhà giáo nổi tiếng thời nhà Trần. Có công đào tạo nhiều học trò nhân tài cho đất nước, nhiều người nổi tiếng.

- Làm quan to nhưng vẫn nhớ đến sinh nhật thầy. Họ là những học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn tôn trọng thầy giáo cũ.

Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo

* Nhóm 3.

- Lòng yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay.

- Biết ơn kính trọng thầy cô dù mình là ai.

* Truyền thống dân tộc được giới thiệu trong bài là giá trị tinh thần được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn , giữ gìn, những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của dân tộc chúng ta.

4. Củng cố:

? Em hãy tìm một số ví dụ theo đề bài trên?

? Nội dung của câu đó muốn nói điều gì?

? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ?

? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?

? Qua hai truyện trên em có suy nghĩ gì?

? Chu văn An là người như thế nào?

? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy Chu văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Làm các bài tập trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài 7 tiếp theo.

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 8 - bài 7 : KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. ý nghĩa của truyền thống đó.

2. Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.

3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1.Gv: Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ.

2.Hs: Đọc bài.

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………..

2.Kiểm tra bài cũ:

Gv: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập:

?Những thái độ hành vi nào sau đây thể hiện sự thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Thích trang phục truyền thống Việt Nam

Yêu thích nghệ thuật đân tộc

Tìm hiểu văn học đân gian

Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Theo mẹ đi xem bói

Thích nghe nhạc cổ điển

Quần bò, áo chẽn, tóc nhộm vàng là tốt.

? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc?

1.Uống nước nhớ nguần

2.Tôn sư trọng đạo

3.Con chim có tổ, con người có tông.

4.Lời chào cao hơn mâm cỗ

5.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

6.Cả bè hơn cây nứa.

7.Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung bài học.

Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Gv: Chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau.

Nhóm 1:

? Truyền thống là gì?

? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?

Gv: Nói thêm: Giá trị tinh thần như: tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp.

Nhóm 2.

? Dân tộc Việt nam có những truyền thống gì?

Nhóm 3.

? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Hoạt động 2: Luyện tập

GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk.

? Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của truyền thống ở quê em.

? Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

GV: gọi hs lên bảng làm bài tập.

HS: cả lớp bổ sung và nhận xét.

GV: bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.

Gv: Đưa ra phương án

? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc?

Hs:

-Tổ chức phân vai, viết kịch bản, biểu diễn.

-Cả lớp nhận xét, góp ý.

II. Nội dung bài học

1/ Khái niệm truyền thống

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2/ Dân tộc Việt nam có những truyền thống

-yêu nước

-Đoàn kết

-Đạo đức

-Lao động

-Hiếu học

-Tôn sư, trọng đạo

-Hiếu thảo

-Phong tục tập quán tốt đẹp

-Văn học

-Nghệ thuật…

3/ Trách nhiệm của chúng ta

-Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

-Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tuởng việc làm phá hoại đến truyền thống dân tộc.

III. Bài tập

Bài 1/25

Đáp án: a, c, e, g, h, i, l.

Bài 2/26:

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang - Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

* Lễ hội Đền Yết Kiêu

Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 (âm lịch) tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.

Bài 3/26

Đáp án: a, b, c, e.

Bài 4/26:

-Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương (tôn sư trọng đạo, Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…)

Bài 5/26:

- Em không đồng ý với ý kiến của An.

- Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

4. Củng cố:

? Em hãy tìm một số ví dụ theo đề bài trên?

? Tìm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

? Truyền thống là gì?

? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?

? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì?

? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Làm các bài tập 2,4,5 trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết: 7 - bài: 7KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy ..

- Bổn phận của công dân – HS đối với việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.

- Có kĩ năng phân tích đánh giá…các giá trị của truyền thống.

- Tích cự tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Phê phán đối với việc làm, thái độ thiếu tôn trọng…TT tốt đẹp của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

- Học bài cũ, làm BT

- Nghiên cứu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, phòng tranh

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là hợp tác? Những vấn đề nào cần có sự hợp tác quốc tế?

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1:Tìm hiểu phần đặt vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Yêu cầu HS đọc truyện

Chia HS thành nhóm nhỏ…

1. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

HS:……

GV: Kể về truyền thống yêu nước.

- ở Nam Tư, dân quyết chiến đấu chống Mĩ…

- ở Việt Nam: “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”

GV: Gọi HS đọc SGK

? Em có nhận xét gì về cách xư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thâyd giáo cũ?

? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

- Cách cư xử: lễ phép, kính trọng thày mặc dù họ đã làm quan to trong triều. Không những thế, họ còn kể cặn kẽ công việc của mình, cách nôi dạy con cái…..để thầy giáo thấy được những kết quả tốt đẹp mà thầy đã dạy.

I. Đặt vấn đề:

1. Bác Hồ nói truyện về lòng yêu nước của dân tộc ta.

+ Đó là truyền thống quý báu của dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

+ Có nhiều tấm gương về truyền thóng yêu nước từ xưa đến nay, nhất là khi có giặc ngoại xâm.

+ Lòng yêu nướcđược thể hiện bằng nhiều hành động, việc làm khác nhau và có ở tất cả mọi người dân Việt Nam

2. Truyện về 1 người thầy

- Truyền thống yêu nước.

- Tôn sư trọng đạo

- Kính già yêu trẻ.

- Thương người như thể thương thân.

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, dân tộc.

- Đền ơn, đáp nghĩa.

Hoạt động 2: Nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

GV: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?

HS: trả lời.

GV: Kết luận theo mục 1.2 bài học

? Bên cạnh đó còn 1 số truyền thống ko tốt vẫn còn tồn tại em háy kể 1 vài ví dụ

HS: Ma chay, cưới xin linh đình, ăn khao, ăn vạ, mê tín dị đoan…

GV: nó sé ko còn tồn tại nữa nếu mỗi con người có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết của mình.

II. Nội dung bài học.

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, lối sống, cách ứng xử..) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Yêu nước, bất khuất chông giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo….

3. Củng cố

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

4. Dặn dò

- Về nhà học bài, xem trước bài tập.

- Đọc trước nội dung bài mới

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết: 8 - bài: 7KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy ..

- Bổn phận của công dân – HS đối với việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.

- Có kĩ năng phân tích đánh giá…các giá trị của truyền thống.

- Tích cự tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Phê phán đối với việc làm, thái độ thiếu tôn trọng…TT tốt đẹp của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo .

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

- Học bài cũ, làm BT

- Nghiên cứu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, phòng tranh

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là hợp tác? Những vấn đề nào cần có sự hợp tácquốc tế?

- Những nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta ? Đối với HS cần làm gì để có sự hợp tác tốt?

2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 2: Nội dung bài học (tiếp theo)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

? Ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

GV: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

II. Nội dung bài học.

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

3. Ý nghĩa:

Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

4. Trách nhiệm của chúng ta:

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Hoạt động 3 : Thực hành, luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

? Chúng ta cần làm gì và ko nên làm gì để pháthuy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

HS: …………

GV: liệt kê lên bảng
GV: Yêu cầu HS học bài và làm bài tập1,
2, 3 ngay tại lớp

III. Bài tập

Nên

Không nên

3. Củng cố

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- ý nghĩa và trách nhiệm của chúng ta?

- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

4. Dặn dò

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Đọc trước nội dung bài mới

V. RÚT KINH NHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..