Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?
Những chất phân cực, có kích thước lớn sẽ khó đi qua màng tế bào nên được vận chuyển qua kênh protein.
Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
Nước được vận chuyển qua màng nhờ kênh aquaporin.
Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là sự khuếch tán
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.
Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm rau tươi trở lại vì:
Khi rau bị héo thì các tế bào mất nước, ta tưới nước làm nước thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên.
Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào.
Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây là môi trường đẳng trương của tế bào
Môi trường đẳng trương với tế bào sẽ có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào.
Co nguyên sinh là hiện tượng?
Co nguyên sinh là hiện tượng tế bào chất bị co rút lại do phần lớn nước trong tế bào thẩm thấu ra bên ngoài.
Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đã chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
Phương án đúng trong các phương án trên là?
Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng tráo đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?
Tế bào chết thì màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc, do vậy không còn hiện tượng co nguyên sinh.
Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?
Rau bị héo do mất nước làm tế bào co nguyên sinh, khi ngâm vào nước là môi trường nhược trương làm nước đi vào các tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh làm rau tươi trở lại.
Trong môi trường đẳng trương:
Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan bằng nồng độ của chất tan trong tế bào → nước di chuyển vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
Tế bào hồng cầu co lại do nước bị rút ra khỏi tế bào khi ngâm trong dung dịch ưu trương.
Saccarozo không thể đi qua màng tế bào nên dung dịch ngoài màng vẫn là ưu trương.
Ure có thể đi qua màng vào trong tế bào làm mất đi sự chênh lệch nồng độ chất tan trong và ngoài màng tế bào → tế bào hồng cầu không co lại nhiều.
Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho
Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.
Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết.
Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là?
Tế bào nấm, thực vật, vi khuẩn ít bị vỡ do chúng đều có thành tế bào.
Tế bào hồng cầu nhiều khả năng bị vỡ nhất vì là tế bào động vật, không có thành tế bào, không có nhân. Khi nước đi vào quá nhiều, sức trương của nước lớn, tế bào hồng cầu không có thành tế bào chống đỡ và giảm lượng nước đi vào.
Khi tế bào thực vật được đặt trong dung dịch ưa trương, nó sẽ:
Khi tế bào thực vật được đặt trong dung dịch ưa trương, nó sẽ bị co lại do nước thoát ra khỏi tế bào