Quần thể ban đầu có p(A) = q(a) = 0,5. Tần số đột biến A > a sau mỗi thế hệ là 10-4. Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen a tăng lên 1,5%.
Ban đầu p(A) = q(a) = 0,5
F1: p(A)1 = 0,5 - 0,5.10-4 = 0,5(1-10-4)
F2: p(A)2 = p(A)1 – p(A)1.10-4 =0,5(1-10-4)2
Fn: p(A)n = p(A)n-1 – p(A)n-1.10-4 = 0,5(1-10-4)n
Theo bài ra ta có: p(A)n = 0,5(1-10-4)n = 0,5 – 0,5.1,5% → n≈ 151 thế hệ
Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen a2 và a3. Alen a2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 75% cá thể lông xám, 9% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng. Tính theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tần số alen A2 = 0,3.
(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 58%.
(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ:1/3.
(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 5 trắng: 4 đen.
Tỷ lệ kiểu hình trong quần thể là: 75% xám: 9% đen: 16% trắng.
Ta có kiểu hình trắng có kiểu gen:\({a_3}{a_3} = 0,16 \to {a_3} = \sqrt {0,16} = 0,4\)
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng nên ta có KH đen + KH trắng
$\begin{gathered}= {\left({{a_2} + {a_3}}\right)^2} = 0,16 + 0,09 = 0,25 \hfill \\\to {a_2} + {a_3} = 0,5 \to {a_2} = 0,1 \hfill \\\end{gathered}$ → (1) sai.
Vậy tần số alen trong quần thể là: A1=0,5; a2=0,1; a3=0,4
- Tỷ lệ dị hợp trong quần thể là: $1 - 0,{5^2} - 0,{1^2} - 0,{4^2} = 0,58$→ (2) đúng.
- Cấu trúc di truyền của quần thể là:
${\left( {0,5{A_1} + 0,1{a_2} + 0,4{a_3}} \right)^2}=\left({0,25{A_1}{A_1} + 0,01{a_2}{a_2} + 0,16{a_3}{a_3} + 0,1{A_1}{a_2} + 0,4{A_1}{a_3} + 0,08{{\text{a}}_2}{a_3}}\right)$
Trong số các cá thể lông xám, cá thể thuần chủng chiếm tỷ lệ: $\frac{{0,25}}{{0,25 + 0,1 + 0,4}} = \frac{1}{3}$→(3) đúng.
- Cho các con lông đen giao phối ngẫu nhiên với lông trắng:
$\left( {0,01{a_2}{a_2}:0,08{{\text{a}}_2}{a_3}} \right) \times {a_3}{a_3} \Leftrightarrow \left( {1{a_2}{a_2}:8{a_2}{a_3}} \right) \times {a_3}{a_3} \Leftrightarrow \left( {5{{\text{a}}_2}:4{{\text{a}}_3}} \right) \times {a_3}$ → 5 đen: 4 trắng → (4) đúng.
Vậy có 3 ý đúng.
Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen: C1 (cánh đen) > C2 (cánh xám) > C3 (cánh trắng). Quần thể chim ở thành phố A cân bằng di truyền có 4875 con cánh đen; 1560 con cánh xám; 65 con cánh trắng. Một nhóm của quần thể A bay sang 1 khu cách ly bên cạnh và sau nhiều thế hệ phát triển thành một quần thể giao phối lớn B. Quần thể B có kiểu hình 84% cánh xám: 16% cánh trắng.
Nhận định đúng về hiện tượng trên là:
Hiệu ứng kẻ sáng lập: khi một nhóm cá thể nào đó ngẫu nhiên tách khỏi quần thể đi lập quần thể mới, các alen trong nhóm này có thể không đặc trưng cho vốn gen của quần thể gốc.
Ta thấy trong quần thể B chỉ có 2 loại kiểu hình (quần thể B đã cân bằng di truyền vì giao phối qua nhiều thể hệ ) → tần số alen khác với quần thể A, nhóm cả thể tách ra từ quần thể A có tần số alen khác với quần thể A. → Hiệu ứng kẻ sáng lập.
Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P0 là 0,25AA; 0,5Aa; 0,25aa. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể trên?
P0: 0,25AA; 0,5Aa; 0,25aa → tần số alen của quần thể: A=a =0,5
A đúng, P0 đang cân bằng về mặt di truyền.
B đúng.
C đúng.
D sai, nếu có sự tác động của nhân tố tiến hóa thì tần số alen có thể bị thay đổi.