Cách xưng hô “chàng” – “thiếp” trong bài thơ thể hiện điều gì?
Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc.
Người phụ nữ trong bài thơ đang tiễn chồng đi đâu?
Người phụ nữ trong bài thơ đang tiễn chồng đi ra chiến trận.
Từ màu xanh nào không xuất hiện trong đoạn thơ?
Từ “lam” không xuất hiện trong bài thơ
Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là?
Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là điệp từ, ẩn dụ, dùng lối nói đối nghĩa.
Hình ảnh “chàng đi” – “thiếp về” trong câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn sử dụng nghệ thuật gì?
Hình ảnh “chàng đi” – “thiếp về” trong câu thơ đầu sử dụng nghệ thuật đối lập.
Câu thơ cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” xét về mục đích nói, thuộc kiểu câu gì?
Câu thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn.
Câu hỏi Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? nằm ở cuối đoạn thơ Chinh phụ ngâm khúc đặt ra nhằm mục đích gì?
Câu hỏi nằm ở cuối đoạn thơ đặt ra nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của nhân vật.
Nỗi sầu trong bài thơ Sau phút chia ly có ý nghĩa gì?
Nỗi sầu trong bài thơ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.