Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ?
Hình ảnh “hoa đào” được lặp lại ở khổ đầu và cuối
Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu.
Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi chữ Nho bị xem nhẹ
Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm xuân về, hoa đào nở rộ.
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn
Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bày” nói lên điều gì?
Hai câu thơ trên ca ngợi ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp
Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay là câu thơ thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ
Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến việc gì?
Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến thiếu vắng trong nền văn hóa
Bài thơ Ông đồ gửi đến chúng ta bài học gì?
Bài thơ gửi đến chúng ta bài học trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.