Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Chơi chữ thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố… đúng hay sai?
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
Các lối chơi chữ thường gặp?
- Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm;
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm);
+ Dùng cách điệp âm;
+ Dùng lối nói lái;
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa.
Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả sử dụng lối chơi chữ nào?
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
Dùng những từ ngữ đồng âm chỉ tên loài rắn để nói về chủ đề học hành của bài thơ.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông…”
Sử dụng những từ ngữ đồng âm với các mùa của năm để nói về sự vật: Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông…
Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu:
Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Dùng lối nói trại âm “tài” và “tai”
Câu sau sử dụng lối chơi chữ nào?
Mời cô mời bác ăn chung
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
Sử dụng cặp từ trái nghĩa “riêng” – “chung”