Thực hành tiếng Việt: Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh ; Biện pháp tu từ
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Ngữ cảnh là gì?
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng
Nhân tố của ngữ cảnh là?
Nhân tố của ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh
Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là?
Nhân vật giao tiếp gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (người viết), người nghe (người đọc). Khi một người nói – một người nghe được gọi là song thoại
Ẩn dụ hình thức là?
Ẩn dụ hình thức là sự tương đồng về hình thức
“Người nói và người nghe đều có “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội…”
Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Ăn quả nhớ kẻ trông cây”
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả
Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là?
Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể
Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh
Bối cảnh giao tiếp rộng là?
Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán,, chính trị,… ở bên ngoài ngôn ngữ
Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
Vai trò của ngữ cảnh đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản là: căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản