Những câu hát châm biếm” có điểm gì giống với truyện cười dân gian?
“Những câu hát châm biếm” và truyện cười dân gian đều sử dụng các biện pháp tu từ và phê phán thói hư tật xấu của con người
Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất?
“Chú tôi” hiện lên với hình ảnh nghiện ngập và lười biếng.
Đọc bài ca dao:
Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ, có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Bài ca dao trên nhại lại lời của ai nói với ai?
Lời của thầy bói với người xem bói
Bài ca dao số 2 phê phán điều gì?
Bài ca dao số 2 phê phán sự mê tín của con người.
Con Cà Cuống trong bài ca dao số 3 chỉ hạng người nào trong xã hội?
Con Cà Cuống trong bài ca dao số 3 chỉ hạng người có chức sắc
Bài ca dao số 3 phê phán điều gì?
Bài ca dao phê phán thủ tục ma chay rườm rà và những kẻ thờ ơ trước cái chết của đồng loại
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
“Cậu cai” trong bài ca dao số 4 phê phán đối tượng nào trong xã hội?
“Cậu cai” trong bài ca dao số 4 phê phán kẻ có chức sắc nhỏ
Bài ca dao số 4 phê phán điều gì?
Bài ca dao số 4 phê phán tính sĩ diện của kẻ hám danh
Nghệ thuật chung của 4 bài ca dao trong Những câu hát châm biếm là gì?
Bốn bài sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật của văn học dân gian