Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen ${\text{Aa}}Bb\frac{{DE}}{{de}}$. Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó gây lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các hạt phấn. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy hạt phấn nói trên là:
Các hạt phấn có bộ NST đơn bội khi lưỡng bội hóa luôn cho ra dòng thuần → tỷ lệ dòng thuần là 100%
Ở ruồi giấm, khi lai (P) hai dòng thuần chủng khác nhau bởi cặp các tính trạng tương phản được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 67,5% thân xám, cánh dài : 17,5% thân đen, cánh ngắn : 7,5% thân xám, cánh ngắn : 7,5% thân đen, cánh dài. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định. Nếu cho con cái F1 lai với con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn ở F2 thì loại kiểu hình thân xám, cánh dài ở đời con chiếm tỉ lệ:
Tính trạng đơn gen
P thuần chủng, khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản
F1 : 100% xám, dài
→ A xám >> a đen
B dài >> b ngắn
F1 x F1:
F2 : 67,5% xám, dài : 17,5% đen, ngắn : 7,5% xám, ngắn : 7,5% đen, dài
Do tỉ lệ đồng đều 2 giới, tỉ lệ KH khác 9 : 3 : 3 : 1 → 2 gen nằm trên cùng 1 NST thường
Ta có tỷ lệ ruồi F2 đen ngắn (ab/ab) = 17,5%.
Mà ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái
→ ruồi đực F1: AB/ab , cho giao tử ab = 0,5
→ ruồi cái F1 cho giao tử ab = 0,175 : 0,5 = 0,35 > 0,25
→ ab là giao tử liên kết
→ ruồi cái F1: AB/ab, f = 30%
Do ruồi đực xám, ngắn F2 KG: Ab/ab
Ta có: ♂ Ab/ab x ♀ AB/ab
F3: Xám, cánh dài: AB/-- + Ab/aB= 35% + 15%.0.5 = 42.5%
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao là do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P) thu được F1 100% thân cao quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao quả tròn chiếm tỷ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên ?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang 1 tính trạng trội và một tính trạng lặn
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen F1 chiếm tỷ lệ 64,72%
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%
(5) Ở F2 , số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỷ lệ 24,84%
F1 đồng hình thân cao quả tròn → thân cao là trội so với thân thấp, quả tròn là trội so với quả dài.
Quy ước gen A : thân cao; a : thân thấp
B: quả tròn; b : quả dài.
Nếu 2 gen nàu PLĐL thì ở F2 tỷ lệ thân cao quả tròn phải chiếm 9/16 =56,25% ≠ đề bài → 2 gen cùng nằm trên 1 NST và có hoán vị gen.
Ta có kiểu gen của P: $\frac{{Ab}}{{Ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}} \to {F_1}:\frac{{Ab}}{{aB}}$
${F_1} \times {F_1}:\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}$ có hoán vị gen ở 2 bên bố mẹ → F2 có 10 kiểu gen (1) đúng
ở F2: các kiểu hình mang 1 tính trạng trội và một tính trạng lặn có thể có kiểu gen: $\frac{{Ab}}{{ab}};\frac{{Ab}}{{Ab}};\frac{{aB}}{{ab}};\frac{{aB}}{{aB}}$ → (2) đúng
Ta có tỷ lệ cao tròn (A-B-) ở F2 là 50,64% → ab/ab = 0.64% → ab =0,08 → f = 0.16 → (4) sai
- Tỷ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F2 là:1- (2 x 0.42Ab x 0.42aB )= 0.6472 → (3) đúng
- Tỷ lệ thân thấp quả tròn (aaB- ) ở F2 là: 0.25 – ab/ab = 0.25 – 0.0064 = 0.2436 → (5) sai
Vậy các ý đúng là : (1),(2),(3).
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu về màu cánh người thực hiện các phép lai sau:
- Phép lai thứ nhất: P đực cánh xám × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ hai: P đực cánh đỏ × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ ba: P đực cánh đỏ × cái cánh đỏ → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng.
Biết màu cánh của ruồi do một gen quy định, không xảy ra đột biến. Theo kết quả mày có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính.
II. Tính trạng cánh đỏ và cánh xám trội hoàn toàn so với tính trạng cánh trắng.
III. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ nhất sẽ cho tỉ lệ đời con 2 cái cánh xám: 1 đực cánh xám: 1 đực cánh trắng.
IV. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ ba sẽ cho tỉ lệ đời con 50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng.
I. đúng. Tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới F1 không đều nhau → Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính
II. đúng
+ Xét phép lai 2: cánh đỏ ×cánh xám → 1 cánh đỏ : 2 cánh xám : 1 cánh trắng
→ xám > đỏ > trắng
Quy ước gen: A: cánh xám > A1: cánh đỏ> a: cánh trắng
+ Phép lai 1: \({X^A}{X^a} \times {X^A}Y \to 1{X^A}{X^A}:1{X^A}{X^a}:1{X^A}Y:1{X^a}Y\)(2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
+ Phép lai 2: \({X^A}{X^a} \times {X^{{A_1}}}Y \to 1{X^A}{X^{{A_1}}}:1{X^{{A_1}}}{X^a}:1{X^A}Y:1{X^{{A_1}}}Y\) (1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
+ Phép lai 3: \({X^{{A_1}}}{X^a} \times {X^{{A_1}}}Y \to 1{X^{{A_1}}}{X^{{A_1}}}:1{X^{{A_1}}}{X^a}:1{X^{{A_1}}}Y:1{X^a}Y\) (2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng)
III. đúng. Lai giữa cái ở phép lai 2 với đực phép lai 1:
\({X^A}{X^a} \times {X^A}Y \to 1{X^A}{X^A}:1{X^A}{X^a}:1{X^A}Y:1{X^a}Y\)(2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
IV. đúng. Lai giữa cái ở phép lai thứ 2 với đực ở phép lai thứ 3:
\({X^A}{X^a} \times {X^{{A_1}}}Y \to 1{X^A}{X^{{A_1}}}:1{X^{{A_1}}}{X^a}:1{X^A}Y:1{X^{{A_1}}}Y\) (50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng)
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử nào sau đây?
Cơ thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) giảm phân có HVG, tạo ra giao tử hoán vị là AB và ab.
→ Tần số HVG = AB + ab
Ở một loài động vật, mỗi cặp tính trạng màu thân và màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái (XX) thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F1 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ: 20% con đực thân xám, mắt đỏ: 20% con đực thân đen, mắt trắng: 5% con đực thân xám, mắt trắng: 5% Con đực thân đen, mắt đỏ. Tần số hoán vị gen ở cá thể cái F1 là
Ta thấy phân ly tính trạng ở 2 giới là khác nhau → hai gen nằm trên NST X
Quy ước gen : A- thân xám ; a- thân đen ; B- Mắt đỏ; b- mắt trắng
P : \({\rm{X}}_B^AX_B^A \times X_b^aY \to {F_1}:{\rm{X}}_B^AX_b^a \times X_B^AY\)
Tỷ lệ con đực thân xám mắt trắng : \(X_b^AY = 0,05 \to X_b^A = 0,1 \to f = 20\% \)
Phép lai P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) thu được F1. Cho biết quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)→ F1: 10 loại kiểu gen.
Cho phép lai \(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bd}}\) thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết ở F1, số cá thể dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
\(\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{BD}}{{bd}};f = 40\% {\rm{\;\;}} \to G:\left( {\frac{{1 - f}}{2} = 0,3BD:\frac{{1 - f}}{2} = 0,3bd:\frac{f}{2} = 0,2Bd:\frac{f}{2} = 0,2bD} \right)}\\{\frac{{Bd}}{{bd}} \to G:0,5Bd:0,5bd}\end{array}\)
\(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bd}};f = 40\% {\rm{\;\;}} \to Aa\left( {\frac{{BD}}{{bd}} + \frac{{Bd}}{{bD}}} \right) = 0,5Aa\left( {0,3BD \times 0,5bd + 0,5Bd \times 0,2bD} \right) = 12,5\% \)
Xét 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) giảm phân tạo giao tử. Cho biết có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen ở 1 cặp NST; 2 tế bào không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
2 tế bào có kiểu gen\(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) giảm phân không có HVG → cho tối đa 4 loại giao tử liên kết.
1 tế bào có kiểu gen\(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) giảm phân có HVG cho 2 loại giao tử liên kết (là 2 trong 4 loại của 2 tế bào trên tạo ra) và 2 loại giao tử hoán vị (mới).
Vậy 3 tế bào giảm phân cho 6 loại giao tử.
Trong quá trình giảm phân của bốn tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) đều xảy ra hoán vị gen thì số loại tinh trùng có thể tạo ra và tỉ lệ các loại tinh trùng đó có thể là
I. 4 loại tinh trùng với tỉ lệ: 1:1:1:1.
II. 8 loại tinh trùng với tỉ lệ: 3:3:3:3:1:1:1:1.
III. 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 1:1.
IV. 12 loại tinh trùng với tỉ lệ: 1:1:1:1:1:1:1:1:2:2:2:2.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu trường hợp ở trên có thể xảy ra?
Do cả 4 tế bào đều có HVG nên mỗi tế bào tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1
Xét các phát biểu:
I đúng, nếu chỉ tạo 4 loại giao tử → 4 loại tế bào này giảm phân cho các giao tử giống nhau → 4(1:1:1:1).
II đúng, nếu tạo 8 loại giao tử → 4 tế bào chia thành 2 nhóm:
3 tế bào tạo 4 loại giao tử → 3(1:1:1:1) → 3:3:3:3
1 tế bào còn lại tạo 4 loại giao tử: 1:1:1:1
→ tỉ lệ chung: 3:3:3:3:1:1:1:1.
III sai, do 4 tế bào đều có HVG nên số giao tử tối thiểu là 4.
IV đúng, nếu tạo 12 loại giao tử → 4 tế bào chia thành 3 nhóm:
2 tế bào tạo 4 loại giao tử → 2(1:1:1:1) → 2:2:2:2
1 tế bào tạo 4 loại giao tử khác : 1:1:1:1
1 tế bào còn lại tạo 4 loại giao tử: 1:1:1:1
→ tỉ lệ chung: 1:1:1:1:1:1:1:1:2:2:2:2.
Vậy có thể xảy ra 3 trường hợp
Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai: P: ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \) ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\), tần số hoán vị gen bằng 32%. Theo lí thuyết, ở đời con có:
A sai, số kiểu gen tối đa là 7 × 3 = 21
B sai, do cơ thể đực không có HVG → không tạo ra kiểu gen ab/ab → chỉ có 3 kiểu hình do 2 cặp gen Aa, Bb → có 2 × 3 = 6 loại kiểu hình.
C đúng. Ta có aabb = 0 → A-B-=0,5 → tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội = A-B-D-=0,5 × 0,75D-=37,5%.
D sai, do aabb =0 nên tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn =0.
Cơ thể thực vật có bộ NST 2n = 14, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này đã xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các gen đang xét. Theo lí thuyết, số giao tử tối đa về các gen đang được xét tạo ra là:
Số giao tử liên kết tối đa là: 27 = 128 (mỗi cặp cho 2 loại giao tử liên kết)
Số loại giao tử hoán vị tối đa là: \[C_7^1 \times {2^7} = 896\]
Vậy số loại giao tử tối đa là: \[{2^7} + C_7^1 \times {2^7} = \]1024
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa hai tính trạng trội là 50%; tỉ lệ kiểu gen chứa một alen trội là 16%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tỉ lệ kiểu gen chứa ba alen trội là 8%.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa ít nhất một tính trạng lặn là 50%.
III. F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 34%.
IV. Quá trình giảm phân của một trong hai cây ở P đã xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên.
Tỉ lệ kiểu gen có 1 alen trội =16% => Có hoán vị
P : ♂(Aa, Bb) x ♀(Aa, Bb)
F1: A-B- 50% + r = 50% => r=0
=> \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) x \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)(HV)
hoặc \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) x \(\frac{{AB}}{{ab}}\)(HV)
Dù kiểu gen nào đi nữa nếu có HVG đều cho các loại giao tử như sau:
AB = ab = x và Ab = aB =0,5 -x
Mà Ab = aB = \(\frac{1}{2}\)
=> F1: \(\frac{{Ab}}{{ab}} + \frac{{aB}}{{ab}}\) = x . \(\frac{1}{2}\. 2 = 16% => x = 16% => f = 32%
=> P : \(\frac{{Ab}}{{aB}} + \frac{{ab}}{{aB}}(f = 32\% )\)
=> (1) sai. Tỉ lệ KG có 3 alen trội=16%
(2) đúng, ít nhất 1 tính trạng lặn =100%-(A-B) = 100%-50% = 50%
(3) đúng
(4) sai.
=> Chọn A