Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân thứ 1.
Ở lần giảm phân I:
+ Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.
+ Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
+ Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.
Ý B không phải đặc điểm ở GP I, nhân đôi NST xảy ra trong kì trung gian.
Trong kì đầu 1 của giảm phân có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
Trong kì đầu 1 của giảm phân có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng
Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 là
Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 là nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào.
Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?
Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
Trong GP I các NST đều tồn tại ở trạng thái kép :
- Kỳ đầu I : NST kép co xoắn
- Kỳ giữa I: Các NST xếp 2 hàng ở MPXĐ
- Kỳ sau I: Các cặp NST kép tách nhau về 2 cực của tế bào
- Kỳ cuối I: Các NST kép giãn xoắn
Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
Trong GP II, NST kép tồn tại ở kỳ đầu và kỳ giữa, đến kỳ sau và kỳ cuối các NST đã tách thành các NST đơn.
Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
Kết quả của GP I là tạo ra 2 tế bào mỗi tế bào có n NST kép vì ở kỳ giữa I các NST kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
Kết thúc giảm phân I, các tế bào con chứa n NST kép, ở GP II các NST kép tách thành các NST đơn, mỗi tế bào con chứa n NST đơn
Như vậy so với tế bào mẹ ban đầu các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân có số lượng NST giảm một nửa
Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là:
Ở kỳ sau 1 và kỳ sau II đều có đặc điểm là các NST phân ly về 2 cực của tế bào nhưng ở kỳ sau I là sự phân ly của các NST kép, còn ở kỳ sau II là các NST đơn.
Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ
Sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử xảy ra khi các NST kép tiếp hợp ở kỳ đầu I
Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là:
Sự TĐC NST trong giảm phân tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau.
Như vậy sự TĐC này góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ?
Ở giảm phân II, các NST kép xếp thành 1 hàng trên MPXĐ.
Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
Sự phân ly độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kỳ sau của lần phân bào I,
Không thể là kỳ sau của phân bào 2 vì đó là sự phân ly của các nhiễm sắc tử trong NST kép
Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
Trong kỳ trung gian, NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi mảnh nên rât khó quan sát.
Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào lưỡng bội tạo ra 4 tế bào con đơn bội
Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do
Các giao tử khác nhau về các tổ hợp các NST là do :
- Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng về 2 cực khác nhau của tế bào
- Sự trao đổi chéo khi các NST tiếp hợp ở kỳ đầu I.
Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là:
Ý A sai vì giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi NST ở kì trung gian trước giảm phân I
Ý B sai vì giảm phân có 2 lần phân bào ở giảm phân I và giảm phân II
Ý C sai vì giảm phân chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục
Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ
Cơ thể 2n giảm phân cho giao tử n, các giao tử kết hợp với nhau (quá trình thụ tinh) tạo ra hợp tử 2n, hợp tử thực hiện nguyên phân để tạo ra các cơ quan, bộ phận của cơ thể
Ý nghĩa khoa học của giảm phân?
Ý nghĩa khoa học của giảm phân: Giải thích được sự đa dạng về kiểu gen kiểu hình ở những loài sinh sản hữu tính
B, C sai, vì GP giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản hữu tính cũng như 1 số hiện tượng di truyền mà không phải là tất cả. Các loài sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân.
Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là:
Ở kì sau I, số NST của tế bào là 24 kép và có 24 tâm động