Đề đọc hiểu số 7

Câu 41 Trắc nghiệm

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 42 Trắc nghiệm

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thể thơ: 5 chữ

Câu 43 Trắc nghiệm

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Biện pháp điệp cấu trúc câu: Tôi học…

Câu 44 Trắc nghiệm

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.

Câu 45 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phong cách ngôn ngữ chính: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 46 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu?

Chọn đáp án không đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Những chi tiết miêu tả cây cầu: Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

Câu 47 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ “cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy”, câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của cô gái (nhân vật Nguyệt).

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 48 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên:

- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Khẳng định sự sống bất diệt.

Câu 49 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 50 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Theo văn bản, qùa tặng đặc biệt Thượng Đế muốn dành cho loài người là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Món qùa tặng đặc biệt Thượng Đế muốn dành cho loài người là khả năng sáng tạo.

Câu 51 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo” đi?

Chọn đáp án không phù hợp:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:
– “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.
–  Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…

Câu 52 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

 Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình.

Câu 53 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 54 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Hình ảnh “cỏ dại” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hình ảnh “cỏ dại” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho những điều xấu, điều tiêu cực trong cuộc sống.

Câu 55 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Người cha muốn khuyên con điều gì qua câu nói: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì?”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ý nghĩa câu nói: Vừa diệt trừ những điều xấu, vừa tìm cách gieo mầm những thiện lương, những điều tốt đẹp trong cuộc đời

Câu 56 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Chúng ta cần “gieo trồng” điều gì để bản thân tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong cuộc sống, để bản thân tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn,chúng ta cần gieo trồng:

- Sự học hỏi, bồi đắp, phát triển bản thân với hành động hướng thiện.

- Ý chí vươn lên.

- Tấm lòng yêu thương, vị

tha.

- Lòng biết ơn và niềm tin cuộc sống..

Câu 57 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 58 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Thái độ không bao giờ nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thái độ không bao giờ nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích: họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình.

Câu 59 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ...

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Biện pháp nghệ thuật điệp từ: điệp “đổ thừa”, liệt kê

- Tác dụng: Nhấn mạnh những việc làm của người thiếu trách nhiệm.

Câu 60 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bài học rút ra từ văn bản trên: Cần dũng cảm nhận trách nhiệm về mình trước mỗi việc làm và hành động của bản thân.