Trong phần 1, đất nước được cảm nhận ở những phương diện nào?
Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện:
- Phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc
- Phương diện không gian địa lí
- Phương diện thời gian địa lí
Ở phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước gắn liền với điều gì?
Đất nước gắn liền với:
- Văn hóa lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục
- Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả
=> Đất nước được hình thành và phát triển theo quá trình sống của mỗi con người, rất bình dị, thân thuộc và gần gũi.
Không gian trong phần 1 của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế nào?
Không gian:
- Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào
- Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả đều không quên nguồn cội: “Hàng năm ăn đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
=> Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một đất nước thân thương đối với mỗi cá nhân con người.
Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:
Đất nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai: Đó là một đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị gần gũi trong hiện tại (Trong anh và trong em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai (Mai này con ta…)
Tích vào những câu thơ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ mình với đất nước mà tác giả gửi gắm:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ”
“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ”
“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ”
“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Những câu thơ thể hiện trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
- Đất nước – “máu xương” của mỗi người – là những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi người được thừa hưởng.
- Trách nhiệm của mỗi người là phải biết san sẻ, hóa thân
- Nghĩa vụ: Xây dựng bảo vệ đất nước muôn đời
=> Ý thơ mang tính chất tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh.
Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?
Đèo De, núi Hồng
Đồng Tháp
Đèo De, núi Hồng
Đồng Tháp
Đèo De, núi Hồng
Đồng Tháp
- Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp là những địa danh được nhắc đến trong bài Viể Bắc (Tố Hữu)
- Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khaắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh
Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?
Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng dân tộc mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.
Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?
Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng dân tộc mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.
Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?
Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng dân tộc mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.
Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là:
Nguyễn Khoa Điềm khẳng định vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hóa dân tộc qua các thế hệ, từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.
Vai trò của nhân dân được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Đất Nước là gì?
Vai trò của nhân dân:
- Giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
- Có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù
=> Giữ yên bờ cõi, xây dựng cuộc sống hòa bình
Câu thơ nào thể hiện vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình của dân tộc:
Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc:
- Vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”