Nhà thơ Nông Quốc Chấn là người dân tộc nào?
Nông Quốc Chấn (18 tháng 11 năm 1923 – 4 tháng 2 năm 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số.
Địa danh nào dưới đây là quê hương của tác giả Nông Quốc Chấn?
Nông Quốc Chấn quê ở xã Châu Khê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn
Nhà thơ Nông Quốc Chấn không giữ chức vụ nào sau đây?
Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm:
+ Đại biểu Quốc hội
+ Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc
+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
+ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc
+ Thứ trưởng Bộ Văn hóa
+ Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội
+ Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du
+ Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc
+ Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
+ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận
Nông Quốc Chấn tham gia cách mạng từ sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Đúng hay sai?
- Sai
- Nông Quốc Chấn tham gia cách mạng từ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Tích vào những tác phẩm không phải của tác giả Nông Quốc Chấn:
Việt Bắc
Gió lộng
Việt Bắc
Gió lộng
Việt Bắc
Gió lộng
Tập thơ Việt Bắc và Gió lộng là của tác giả Tố Hữu.
Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật của tác giả Nông Quốc Chấn?
Phong cách nghệ thuật:
Thơ ông mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.
Nội dung dưới đây về tác giả Nông Quốc Chấn đúng hay sai?
“Nông Quốc Chấn là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức các dân tộc thiểu số trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc. Đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực sáng tác là văn xuôi”
- Sai
- Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Một vài tập thơ tiêu biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)…
Tên một tác giả người dân tộc Tày em đã được học ở chương trình Ngữ Văn 9?
Y Phương là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tam hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.