Quê hương của Lỗ Tấn:
Quê hương của Lỗ Tấn ở Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.
Bút danh Lỗ Tấn của tác giả có ý nghĩa:
Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành, nghĩa là Đi nhanh lên
Cha Lỗ Tấn lâm bệnh và qua đời khi tác giả bao nhiêu tuổi?
Cha Lỗ Tấn mất năm ông 13 tuổi.
Vì sao Lỗ Tấn muốn theo học nghề thuốc?
Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín,…như cha mình.
Nội dung sau về Lỗ Tấn đúng hay sai?
“Lỗ Tấn đổi chí hướng khi một lần ông chứng kiến một người Trung Quốc bị giết vì làm gián điệp cho Nga”.
- Sai
- Lỗ Tấn đổi chí hướng nhân một lần ông xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông giật mình nhận ra rằng: “chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”
=> Ông chuyển sang làm văn nghệ.
Lỗ Tấn đã từng theo học nghề thuốc ở ngôi trường nào?
Khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài, Lỗ Tấn đột ngột thay đổi chí hướng. Ông chuyển sang làm văn nghệ, ông nhận ra rằng “ Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”.
Các sáng tác văn chương của Lỗ Tấn nhằm mục đích gì?
Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn:
Quan điểm sáng tác: Ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. Các tác phẩm của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội tự thỏa mãn. Chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông trở nên thấm thía, sâu sắc hơn.
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lỗ Tấn:
Tác phẩm chính: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính chuyện,…
Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn là:
Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn. Ngay từ tuổ thanh niên, Người đã “thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc” và trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, không chỉ một lần người nêu tên Lỗ Tấn.