Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?
Bệnh kiết lị là một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, do đó việc tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây bệnh
Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm:
Trong các bệnh trên, chỉ có bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây nên, có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa.
Biện pháp nào sau đây có thể áp dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:
Để phòng tránh bệnh lây nhiễm, ta có thể áp dụng đồng thời nhiều biện pháp:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
+ Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có bản chất là:
Vacxin là chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.
Vì sao tiêm vacxin sẽ giúp phòng tránh bệnh lây nhiễm:
Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Chỉ tiêm phòng vacxin khi:
Chỉ tiêm phòng vacxin khi cơ thể khỏe mạnh.
Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID - 19) gây ra?
I. Đeo khẩu trang đúng cách.
II. Thực hiện khai báo y tế khi ho, sốt,
III. Hạn chế đưa tay lên mặt, mũi và miệng.
IV. Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
Cả 4 biện pháp trên đều giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID - 19) gây ra.