Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số notron của nguyên tử đó là:
Đặt số proton, notron của nguyên tử lần lượt là p và n
Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p = p (hạt)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}p + e + n = 82\\p + e - n = 22\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2p + n = 82\\2p - n = 22\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 26\\n = 30\end{array} \right.\)
Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Số notron có trong X là:
Đặt số proton, notron lần lượt là p và n (hạt)
Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = p (hạt)
Trong X, có tổng số hạt là 116 p + e + n = 116 hay 2p + n = 116 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 → (p + e) – n = 24 hay 2p – n = 24 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:\(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 116\\2p - n = 24\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 35\\n = 46\end{array} \right.\)
Vậy số notron của nguyên tử X là 46 (hạt)
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là:
Đặt số proton, nơtron lần lượt là p và n
Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 → 2p + n = 40
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 → 2p – n = 12
Giải hệ phương trình trên ta được p = 13 và n = 14
Vậy số hạt proton, electron, nơtron lần lượt là 13; 13; 14
Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử Sắt là:
Sắt có điện tích hạt nhân là 26+ → số proton = 26
Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = 26 (hạt)
→ Tổng số hạt mang điện trong sắt = số proton + số electron = 26 + 26 = 52 (hạt)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 → (p+e) – n = 22
→ 52 – n = 22
→ n = 52 – 22 = 30 (hạt)
Số khối của nguyên tử sắt là: A = p + n = 26 + 30 = 56
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là
Hạt nhân nguyen tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là: proton và nơtron
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số proton, electron và notron của nguyên tử A lần lượt là:
Bước 1: Tổng số hạt mang điện là 52
→ p + e + n = 52 hay 2p + n = 52 (Do p=e) (1)
Bước 2: Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16
→ p + e – n = 16 hay 2p – n =16 (2)
Bước 3: Từ (1) và (2) có hệ \(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 52\\2p - n = 16\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 17\\n = 18\end{array} \right.\)
Vậy số proton = số electron = 17 (hạt); số notron = 18 (hạt)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A,C,D. Đúng
B. Sai vì nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Nguyên tử X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định p, n, e của X.
Gọi số hạt proton và notron của X lần lượt là p, n
Vì số hạt proton bằng số hạt electron nên só electron của X cũng là p
Tổng số hạt của X là 21 suy ra 2p + n =21 (1)
Số hạt không mang điện trong X chiếm 33,33% nên n=\({{33,33\% } \over {100\% }}.21 = 7\)
Thay n=7 vào phương trình (1)
=> 2p + 7 = 21
=> 2p = 14
=> p = 7
Số hạt p, n,e của X lần lượt là 7,7,7
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Xác định số proton của X.
Gọi số hạt proton và notron của X lần lượt là p, n
Vì số hạt proton bằng số hạt electron nên só electron của X cũng là p
Tổng số hạt của X là 34 suy ra 2p + n =34 (1)
Số hạt mang điện trong X nhiều hơn só hạt không mang điện là 10 nên 2p – n= 10 (2)
Giải 2 phương trình (1) và (2) t ta được p =11 và n =12
Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:
Vỏ nguyên tử cấu tạo từ hạt electron
a/ Nguyên tử là gì? Trình bày cấu tạo của nguyên tử?
b/ Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
c/ Thế nào là nguyên tử cùng loại?
a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)
c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết:
a. Tên và KHHH của A.
b. Số e của A.
c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?
a/ A là lưu huỳnh: S
b/ Số e: 16
c/ NTK của S = 32 đ.v.C
NTK của H = 1đ.v.C
NTK của O = 16 đ.v.C
→ vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm sau:
*Điện tích: điện tích của một(e) là:..............., điện tích của một (p) là:.................., còn điện tích của một (n) bằng......... Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên cho ta số(.........) = số(.............).
*Khối lượng: Khối lượng của một (p) ≈ khối lượng của (n) và khối lượng của một (e) ≈ 0,0005 lần khối lượng của một (p) => khối lượng của hạt nhân>> khối lượng lớp vỏ (e). Vì vậy người ta coi khối lượng của.....................................................là khối lượng của nguyên tử.
-1; +1; 0; (e)= (p) ; Hạt nhân
Nguyên tử của nguyên tố A có 12p. Hãy cho biết:
a. Tên và KHHH của A.
b. Số e của A.
c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?
a/ A là Magie: Mg
b/ Số e: 12
c/ NTK của A = 24 đ.v.C
NTK của H = 1đ.v.C
NTK của O = 16 đ.v.C
=> vậy nguyên tử Mg nặng gấp 1,5 lần nguyên tử O và nặng gấp 24 lần nguyên tử H.
Trong hạt nhân nguyên tử, thì gồm những hạt nào?
Trong hạt nhân nguyên tử gồm Proton, notron
Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của sắt là:
Đặt số proton và số notron của Fe là p và n → số e là p
Ta có p = 26 → n =2p -22= 2.26 - 22 =30
→ A = 30 + 26 =56
Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt
Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron (e), proton (p) và nơtron (n)
Trong hạt nhân, hạt mang điện là
Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron
Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton
Khối lượng nguyên tử được coi bằng
Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và khối lượng của nơtron vì electron có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua
Nguyên tử được cấu tạo bởi:
A sai do thiếu hạt nơtron
B đúng
C thiếu hạt nơtron
D sai do hạt nơtron không mang điện hạt proton mang điện dương