Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KMnO4, KClO3, KNO3.
PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2 ↑
2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KNO2 + O2 ↑
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?
Phản ứng phản hủy là 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2.
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất: Khí oxi ít tan trong nước
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất: khí oxi nặng hơn không khí
Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới
Cho các phản ứng sau:
1) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
2) CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O
3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
4) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O
5) CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O
Số phản ứng phân hủy là
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới
=> Số phản ứng phân hủy là
3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
4) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O
Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:
Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là: không khí
Sản xuất khí oxi từ không khí bằng cách hạ không khí xuống dưới -200oC, sau đó nâng dần nhiệt độ lên -196oC ta thu được khí N2, sau đó nâng đến -183oC ta thu được khí oxi.
Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3
=> 2 chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí ngiệm là: KClO3 (2), KMnO4 (3)
Cho các phản ứng hóa học sau:
1) 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O
2) CuO + H2 → Cu + H2O
3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
4) 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5
5) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O
6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
7) CaO + CO2 → CaCO3
Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là
+) Phản ứng phân hủy: 1 chất → 2 hay nhiều chất
=> các phản ứng phân hủy là
3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
5) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$Fe2O3 + 3H2O
+) Phản ứng hóa hợp: 2 hay nhiều chất → 1 chất
1) 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O
4) 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5
7) CaO + CO2 → CaCO3
Vậy có 2 phản ứng phân hủy và 3 phản ứng hóa hợp
Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?
Giả sử lấy 1 mol mỗi chất
Phương trình hóa học nhiệt phân:
2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 1mol → 0,5mol
2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2
Tỉ lệ PT: 2mol 3mol
P/ứng: 1mol → 1,5mol
2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 1mol → 0,5mol
2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 1mol → 0,5mol
=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là KClO3
Lấy các mẫu chất sau có cùng khối lượng: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào điều chế được lượng khí oxi lớn nhất?
Giả sử lấy 100 gam mỗi chất
$=>{{n}_{KMn{{O}_{4}}}}=\frac{100}{158}\approx 0,633\,mol;\,{{n}_{KCl{{O}_{3}}}}=\frac{100}{122,5}=0,816\,mol$
${{n}_{KN{{O}_{3}}}}=\frac{100}{101}=0,99\,mol;\,\,{{n}_{{{H}_{2}}{{O}_{2}}}}=\frac{100}{34}=2,94\,mol$
Phương trình hóa học nhiệt phân:
2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 0,633mol → 0,3165mol
2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2
Tỉ lệ PT: 2mol 3mol
P/ứng: 0,816mol → 1,224mol
2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 0,99mol → 0,495mol
2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 2,94mol → 1,47mol
=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là H2O2
Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất:
Số mol O2 thu được là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$
Phương trình hóa học:
2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 0,4mol ← 0,2mol
=> ${{m}_{KMn{{O}_{4}}}}=0,4.158=63,2\,gam$
2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2
Tỉ lệ PT: 2mol 3mol
P/ứng: 0,133mol ← 0,2mol
=> ${{m}_{KCl{{O}_{3}}}}=0,133.122,5=16,29$ gam
2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 0,4mol ← 0,2mol
=> ${{m}_{KN{{O}_{3}}}}=0,4.101=40,4\,gam$
2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol
P/ứng: 0,4mol ← 0,2mol
=> ${{m}_{{{H}_{2}}{{O}_{2}}}}=0,4.34=13,6\,gam$
=> chất có khối lượng nhỏ nhất là H2O2
Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:
2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + O2↑
Do phản ứng nhiệt phân sinh ra khí O2 vì vậy khi đưa tàn đóm đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng tàn đóm bùng sáng.
Tính số mol KMnO4 cần để điều chế được 3,2 gam oxi
nO2 = 3,2 : 32 = 0,1 (mol)
PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Theo PTHH: nKMnO4 = 2nO2 = 2. 0,1 = 0,2 (mol)
Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.
280 ml = 0,28 lít
1 bình khí O2 có V = 0,28 lít
→ 2 bình khí O2 có V = 2×0,28 = 0,56 (lít)
Vì 1 nhóm cần điều chế 2 bình khí O2 mà có tất cả 6 nhóm nên lượng O2 điều chế được là:
VO2 = 6× 0,56 = 3,36 (lít).
→ Tổng số mol O2 ở đktc cần điều chế là: \({n_{{O_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\)
PTHH: 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2↑
Theo PTHH: cứ 2 mol KClO3 pư sinh ra 3 mol O2
Vậy x = ? mol pư sinh ra 0,15 mol O2
\( \Rightarrow x = \frac{{2.0,15}}{3} = 0,1\,(mol)\)
Tổng số gam KClO3 cả 6 nhóm cần lấy là: \({m_{KCl{O_3}}} = {n_{KCl{O_3}}} \times {M_{KCl{O_3}}} = 0,1 \times 122,5 = 12,25\,(g)\)