Nếm thử hỗn hợp trong bát, em có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không?
Nếm thử hỗn hợp trong bát có thể nhận ra vị ngọt của đường và vị mặn của muối, tính chất của đường và muối trong hỗn hợp được giữ nguyên.
Độ mặn của hỗn hợp muối tiêu có thể thay đổi được không? Thay đổi bằng cách nào?
Có thể thay đổi độ mặn của muối tiêu bằng cách thay đổi lượng muối sử dụng trong hỗn hợp. Nếu muốn mặn hơn thì tăng lượng muối sử dụng, nếu muốn nhạt hơn thì giảm lượng muối sử dụng.
Hỗn hợp muối tiêu là:
Hỗn hợp muối tiêu là hỗn hợp không đồng nhất do thành phần gồm các chất không tan vào nhau.
Tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào?
Tính chất của hỗn hợp có sự thay đổi khi thay đổi thành phần các chất có trong hỗn hợp.
Em hãy so sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2).
Bát (1): màu vàng nhiều hơn màu trắng, vị ngọt rõ hơn vị mặn.
Bát (2): màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn.
Em hãy liệt kê những dụng cụ đã sử dụng trong hình trên để tách bột sulfur ra khỏi nước?
Dụng cụ: Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).
Bột sulfur là hóa chất.
Ta có thể dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước?
Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.
Sulfur có tan trong nước không?
Sulfur là chất rắn không tan trong nước (sulfur bị giữ lại trên giấy lọc, dung dịch thu được là nước lọc).
Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta cso thể dùng phương pháp nào?
Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển, ta sử dụng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi vào vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết.
Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp nào?
Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp chiết.
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.
Vậy nhận xét dầu ăn nặng hơn nước là sai.
Quá trình diễn ra ở bước F là gì?
Quy trình diễn ra ở bước F là lọc.
Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E, F lần lượt là:
Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là để bay hơi nước.
Em hãy sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự để mô tả các bước tách riêng hỗn hợp gồm cát và muối.
Thứ tự sắp xếp đúng là: A – C – F – B – D – E.
Bạn Nam lấy một ít dung dịch A và bỏ vào mặt kính đồng hồ, để ngoài trời nắng trong 4 giờ. Sau đó bạn quan sát thấy có một lớp chất rắn màu trắng bám trên mặt kính đồng hồ. Theo em, chất rắn đó là gì?
Chất rắn thu được là muối, do nước bay hơi hết còn lại là muối trên mặt kính đồng hồ.
Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn, em hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất.
Vì nước nguyên chất sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C nên mẫu B là nước nguyên chất.
Hỗn hợp nước lọc chứa tinh bột sắn dây thuộc loại nào sau đây?
Hỗn hợp nước lọc chứa tinh bột sắn dây thuộc loại huyền phù.
Lớp vải lọc có tác dụng lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vậy vải lọc có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm?
Lớp vải lọc có tác dụng lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất, nó có tác dụng như phễu lọc và giấy lọc trong phòng thí nghiệm.
Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây bao gồm những thành phần:
Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây bao gồm những thành phần nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự giảm dần?
- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.
- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.
=> Khả năng hòa tan của các chất giảm dần theo thứ tự: đường > urea > bột phấn.