Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hóa trị của Mn là:
Phân tử khối của Mn2Ox = 222
=> 55 ×2 + 16×x = 222
=> 16x = 112
=> x = 7
=> Công thức oxit là: Mn2O7
Gọi hóa trị của Mn có trong oxit là a
Áp dụng quy tắc hóa trị \({\mathop {Mn}\limits^a _2}{\mathop O\limits^{II} _7}\) => a×2 = II×
\(\eqalign{
& a \times 2 = II \times 7 \cr
& \Rightarrow {a \over {II}} = {7 \over 2} \cr} \)
=> a = VII
Vậy hóa trị của Mn có trong oxit là VII
Biết gôc Sunfat (SO4) có hóa trị II, hóa trị của sắt trong hợp chất Fe2(SO4)3 là:
Đặt hóa trị của Fe là x . Theo quy tắc hóa trị 2.x= III.2 suy ra x =III
Công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X có hóa trị III và nhóm (NO3) có hóa trị I là:
Đặt CTHH là Xa(NO3)b. Theo quy tắc hóa trị III. a= I.b
\(\frac{a}{b} = \frac{I}{{III}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 3\end{array} \right.\)
CTHH của kẽm (Zn) hóa trị II và nhóm phot phát (PO4) hóa trị III là:
Trong hợp chất Zna(PO4)b thì đặt Zn có hóa trị II và nhóm photphat (PO4) hóa trị III
Theo quy tắc hóa trị II. a =III.b
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{III}}{{II}} = \dfrac{3}{2} \Rightarrow a = 3;b = 2\)
Công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X có hóa trị II và nhóm (NO3) có hóa trị I là:
Đặt CTHH là Xa(NO3)b. Theo quy tắc hóa trị II. a= I.b
\(\frac{a}{b} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\end{array} \right.\)
Công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X có hóa trị II và nhóm (OH) có hóa trị I là:
Đặt CTHH là Xa(OH)b. Theo quy tắc hóa trị II. a= I.b
suy ra
\(\frac{a}{b} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\end{array} \right.\)
Magie oxit có CTHH là MgO. CTHH của magie với clo hóa trị I là?
Trong hợp chất MgO thì đặt Mg có hóa trị x ( hóa trị O là II)
Ta có x.1 = II.1 suy ra x = II
Vì Cl có hóa trị I nên hợp chất tạo bởi Mg và Cl là MgaClb thì
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{I}{{II}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow a = 1;b = 2\)
Biết oxi có hóa trị II, hóa trị của nguyên tố C trong CO2 bằng:
Theo quy tắc hóa trị thì hóa trị của C trong hợp chất CO2 là \({{II.2} \over 1} = IV\)
Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO.Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y:
Theo quy tắc hóa trị cho H3X thì hóa trị của X là \({{I.3} \over 1} = III\)
Theo quy tắc hóa trị cho YO thì hóa trị của Y là \({{II.1} \over 1} = II\)
Đặt công thức hóa học cho X và Y là XxYy
Theo quy tắc hóa trị thì III.x = II.y suy ra \({x \over y} = {{II} \over {III}} = {2 \over 3}\)
Chọn x=2 và y=3
CTHH phù hợp là X2Y3
Xđ hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây, biết trong các hợp chất H có hóa trị I còn O có hóa trị II.
a/ KH, H2S, CH4
b/ FeO, Ag2O, SiO2
a/
\(\begin{gathered}
\mathop K\limits^a \mathop H\limits^I \Rightarrow a.1 = I.1 \Rightarrow a = I \hfill \\
\mathop {{H_2}}\limits^I \mathop S\limits^b \Rightarrow I \times 2 = b \times 1 \Rightarrow b = II \hfill \\
\mathop C\limits^a {\mathop H\limits^I _4} \Rightarrow a \times 1 = I \times 4 \Rightarrow a = IV \hfill \\
\end{gathered} \)
Vậy hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất lần lượt là:,,
b/ Làm tương tự câu a
FeII, AgI, SiIV
a/Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3
b/ Tính hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(OH)2
a)
\(\begin{gathered}
\mathop {Zn}\limits^a \mathop {C{l_2}}\limits^I \Rightarrow a.1 = I.2 \Rightarrow a = II \hfill \\
\mathop {Cu}\limits^b \mathop {Cl}\limits^I \Rightarrow b \times 1 = I \times 1 \Rightarrow b = I \hfill \\
\mathop {Al}\limits^c {\mathop {Cl}\limits^I _3} \Rightarrow c \times 1 = I \times 3 \Rightarrow a = III \hfill \\
\end{gathered} \)
Vậy hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất lần lượt là: ZnII, CuI, AlIII
b/
\(\mathop {Fe}\limits^a \mathop {{{(OH)}_2}}\limits^I \Rightarrow a.1 = I.2 \Rightarrow a = II\)
Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là : FeII
Từ hóa trị của Cl trong hợp chất HCl hãy lập CTHH của 2 hợp chất do kim loại K, Ca liên kết với Cl.
Hóa trị của Cl trong hợp chất HCl là I ; Hóa trị của K là I
Gọi công thức của Cl với K có dạng \({\mathop K\limits^I _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y} \Rightarrow I \times x = I \times y \Rightarrow {x \over y} = {I \over I}\)
Chọn x = 1 và y = 1 => CTHH là KCl
Hóa trị của Cl trong hợp chất HCl là I ; Hóa trị của Ca là II
Gọi công thức của Cl với K có dạng \({\mathop {Ca}\limits^{II} _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y} \Rightarrow II \times x = I \times y \Rightarrow {x \over y} = {I \over {II}}\)
=> Chọn x = 1 và y =2 => CTHH là : CaCl2
CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
Các công thức sai là: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4
Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = 2
Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2
Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là b ta có:
\(\mathop {Ba}\limits^{II} {\mathop {(N{O_3})}\limits^b _2} \Rightarrow II \times 1 = b \times 2 \Rightarrow b = 1\)
Vậy nhóm NO3 có hóa trị I
Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm:
a/ Fe (III) và nhóm OH
b/ Zn (II) và nhóm PO4 (III)
a) Gọi công thức có dạng : \(\mathop {Fe}\limits^{III} x\mathop {(OH)}\limits^I y \Rightarrow III \times x = I \times y \Rightarrow {x \over y} = {I \over {III}}\)
=> chọn x = 1 và y = 3
=> CTHH : Fe(OH)3
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Fe(OH)3 = 56 + (16+1).3 = 107 đvC
b/ Gọi công thức có dạng : \(\mathop {Zn}\limits^{II} x\mathop {(S{O_4})}\limits^{III} y \Rightarrow II \times x = III \times y \Rightarrow {x \over y} = {{III} \over {II}}\)
=> chọn x = 3 và y = 2
=> CTHH : Zn3(PO4)2
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Zn3(PO4)2 = 65 + (31+16.4).3 = 385 đvC
Lập CTHH và tính PTK của hợp chất có phân tử gồm K, Ba, Al lần lượt liên kết với :
a/ Cl
b/ nhóm (SO4).
a/ KCl = 74,5 (đvC); BaCl2 = 208 (đvC); AlCl3 = 133,5 (đvC)
b/ K2SO4 = 174 (đvC); BaSO4 = 233 (đvC); Al2(SO4)3 = 342 (đvC)
Hoá trị của S, nhóm PO4 trong các công thức hóa học sau: H2S & H3PO4 lần lượt là:
\(\mathop {{H_2}}\limits^I \mathop S\limits^a :I.2 = a.1 \Rightarrow a = II\)
\(\mathop {{H_3}}\limits^I \mathop {P{O_4}}\limits^a :I.3 = a.1 \Rightarrow a = III\)
Hoá trị của S, nhóm PO4 trong các công thức hóa học sau: H2S & H3PO4 lần lượt là:
\(\mathop {{H_2}}\limits^I \mathop S\limits^a :I.2 = a.1 \Rightarrow a = II\)
\(\mathop {{H_3}}\limits^I \mathop {P{O_4}}\limits^a :I.3 = a.1 \Rightarrow a = III\)
Công thức hoá học phù hợp của Si(IV) là:
Gọi công thức Si với O là SixOy
Ta có: \[\mathop {S{i_x}}\limits^{IV} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \Rightarrow x.IV = y.II \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{{II}}{{IV}} = \dfrac{1}{2}\]
=> SiO2
Dựa theo hóa trị của Fe trong hợp chất có CTHH là FeO CTHH phù hợp với hóa trị của Fe :
Trong FeO, Fe có hóa trị II
Gọi công thức của Fe và SO4 là \(F{e_x}{\left( {S{O_4}} \right)_y}\)
Ta có: \(\mathop {F{e_x}}\limits^{II} \mathop {{{\left( {S{O_4}} \right)}_y}}\limits^{II} \Rightarrow x.II = y.II \Rightarrow \frac{x}{y} = 1\)
Chọn x = 1, y = 1 => FeSO4