Đâu là ví dụ cho thấy chất khí dễ bị nén:
Ví dụ cho thấy chất khí dễ bị nén: Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.
Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất:
Ba thể của chất gồm có: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí.
=> Thể dẻo không thuộc ba thể của chất.
Chất ở thể nào có hình dạng cố định:
Thể rắn có hình dạng cố định.
Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?
Chất ở thể khí dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng.
Chất ở thể nào dễ bị nén?
Chất ở thể khí dễ bị nén.
Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?
Chất ở thể lỏng thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”. Nhận xét trên không cho biết tính chất vật lí nào của than?
“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”.
Nhận xét trên nói đến tính tan, thể, màu sắc của than, không cho biết về khối lượng.
Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?
Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?
Đun nóng nước đường tới lức xuất hiện chất màu đen thể hiện tính chất hóa học của đường: đun nóng đường xuất hiện chất mới màu đen.
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):
Tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):
Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):
Tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):
Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của sắt (iron):
Tính chất vật lí của sắt (iron):
Ở đều kiện thường, sắ tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:
Tính chất vật lí của nước:
Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
Ví dụ nào dưới đây chỉ vật thể được làm bằng sắt:
Vật thể được làm bằng sắt: cái búa, chiếc đinh, cây cầu sắt...
Loại đáp án B vì cái thìa làm bằng inox (hoặc nhựa).
Loại đáp án C vì ấm nước làm bằng nhôm.
Loại đáp án D vì ấm nước, cái thìa thường làm bằng nhôm.
Ví dụ nào dưới đây chỉ vật thể được làm bằng nhôm:
Vật thể được làm bằng nhôm: cái thìa, ấm nước, móc treo quần áo,…
Loại đáp án A vì cái búa, chiếc đinh thường làm bằng sắt.
Loại đáp án B vì cái búa làm bằng sắt.
Loại đáp án C vì chiếc đinh làm bằng sắt.
Ví dụ nào dưới đây chỉ vật thể được làm bằng gỗ:
Vật thể được làm bằng gỗ: tủ quần áo, bàn học, ghế ngồi, cửa sổ,…
Loại A vì cái búa làm bằng sắt.
Loại C vì chai nước làm bằng nhựa.
Loại D vì cốc nước, áo mưa thường làm bằng nhựa (chất dẻo).
Em hãy quan sát hình dưới đây:
Em hãy cho biết, trong hình trên, vật thể tự nhiên là:
Trong hình trên có các vật thể tự nhiên là: con người, con chim, dãy núi, đám mây, dòng sông.
Loại đáp án B, C, D vì con thuyền là vật thể nhân tạo.
Em hãy quan sát hình dưới đây:
Em hãy cho biết, trong hình trên, vật thể nhân tạo là:
Vật thể nhân tạo cho con người tạo ra, vậy con thuyền là vật thể nhân tạo.
Em hãy quan sát hình dưới đây:
Em hãy cho biết, trong hình trên, vật sống là:
Vât sống (hay vật hữu sinh) l à vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và lớn lên. Vậy vật sống là: con chim.
Em hãy quan sát hình dưới đây:
Em hãy cho biết, trong hình trên, vật không sống là:
Vật không sống (hay vật vô sinh) là vật không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và lớn lên. Vậy vật không sống là: đám mây.