Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Kiểu gen của cây P có thể là\(AA\frac{{Bd}}{{Bd}} \times aa\frac{{bD}}{{bD}}\)
(2) F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.
(3) F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
(4) F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.
Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 → 2 cặp gen tương tác bổ sung
Quy ước gen:
A-B-: Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng
D- cánh kép; d- cánh đơn
Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:7)(3:1)≠ đề cho → 1 trong 2 gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.
Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D- = 0,495 → B-D- = 0,495:0,75 = 0,66 → bbdd = 0,16; B-dd = bbD- = 0,09 → F1:\(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}}; f = 0,2 \to P:AA\frac{{BD}}{{BD}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}}\)
I sai
II sai, tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép dị hợp về 1 trong 3 cặp gen là: \(Aa\frac{{BD}}{{BD}} + AA\frac{{BD}}{{bD}} + AA\frac{{BD}}{{Bd}} = 0,5 \times {0,4^2} + 2 \times 2 \times 0,25 \times 0,4 \times 0,1 = 0,12\)
III đúng, số kiểu gen của kiểu hình hoa trắng cánh kép là: (A-bbD-; aaB-D-;aabbD-) = 4+5+2 =11; vì cặp gen Dd và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nên aaB-D- có 5 kiểu gen.
IV sai, tỷ lệ cây hoa trắng cánh đơn thuần chủng: \(AA\frac{{bd}}{{bd}} + aa\frac{{Bd}}{{Bd}} + aa\frac{{bd}}{{bd}} = 0,25 \times \left( {{{0,4}^2} + {{0,1}^2} + {{0,4}^4}} \right) = 8,25\% \)
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do gen A,B cung qui định, khi có cả hai alen A,B thi cho kiểu hình quả dẹt; nếu chỉ có A hoặc B thì cho kiểu hình quả tròn, không có alen trội thì cho kiểu hình quả dài. Tính trạng thời gian chín của quả do 1 gen có 2 alen quy định. Trong đó D quy định chín sớm, d quy định chín muộn. Cho một cây có kiểu hình quả dẹt, chín sớm thự thụ phấn thu được F1 có 6 loại kiểu hình trong đó tỉ lệ quả dẹt, chín sớm là 49,5%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
(1) Kiểu gen của P là Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad
(2) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
(3) Cho các cây quả dẹt chín sớm ở F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ quả dài, chín muộn thu được ở F2 là 0,43%
(4) Trong số những cây quả dẹt, chín sớm ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là 10/99.
P quả dẹt, chín sớm tự thụ phấn cho 6 loại kiểu hình → cây P dị hợp 3 cặp gen.
Tính trạng hình dạng quả tương tác bổ sung:
A-B-: dẹt; A-bb;aaB: tròn; aabb: dài.
Khi cho P dị hợp 2 cặp gen tự thụ thu được tỷ lệ 9:6:1
Dd × Dd → 3D-:1dd
Nếu các gen này PLĐL thì đời con phải có tỷ lệ (9:6:1)(3:1)
Tỷ lệ kiểu hình quả dẹt, chín sớm là 9/16 ×3/4 =42,1875% ≠ đề cho → 1 trong 2 gen quy định hình dạng quả liên kết với gen quy định tính trạng chín của quả.
Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có A-B-D-= 0,495 → B-D-= 0,495:0,75 =0,66 = 0,5 + bbdd → bbdd= 0,16 →bd = 0,4> 0,25 là giao tử liên kết
P: \(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 20\% \)
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
P: \(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 20\% \)
Quả dẹt, chín sớm: \(\left( {0,25AA:75Aa} \right)\left( {0,16\frac{{BD}}{{BD}}:0,32\frac{{BD}}{{bd}}:0,08\frac{{BD}}{{Bd}}:0,08\frac{{BD}}{{bD}}:0,02\frac{{Bd}}{{bD}}} \right)\) ↔ \(\left( {1AA:2Aa} \right)\left( {8\frac{{BD}}{{BD}}:16\frac{{BD}}{{bd}}:4\frac{{BD}}{{Bd}}:4\frac{{BD}}{{bD}}:1\frac{{Bd}}{{bD}}} \right)\)
cho các cây quả dẹt chín sớm giao phấn, kiểu hình quả dài, chín muộn được tạo ra từ phép lai giữa các cây dị hợp tử 3 cặp gen:
\(\begin{array}{l}\frac{2}{3} \times \frac{{16}}{{33}}Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 20\% \to abd = \frac{2}{3} \times \frac{1}{2} \times \frac{{16}}{{33}} \times 0,4 = \frac{{32}}{{495}}\\\frac{2}{3} \times \frac{1}{{33}}Aa\frac{{Bd}}{{bD}};f = 20\% \to abd = \frac{2}{3} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{{33}} \times 0,2 = \frac{1}{{495}}\end{array}\)
→abd= 33/495 = 1/15 → quả dài, chín muộn = (1/15)2 ≈0,44%
(4) sai. Trong số những cây quả dẹt, chín sớm ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là \(\frac{1}{3} \times \frac{8}{{33}} = \frac{8}{{99}}\)
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen phân ly độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trội A và B cho hoa màu đỏ, chỉ có mặt alen trội A cho hoa màu vàng, chỉ có mặt alen trội B cho hoa màu hồng và khi không có alen trội nào cho hoa màu trắng. Tính trạng chiều cao cây do 1 gen có 2 alen quy định, alen D quy định thân cao; alen d quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 hoa đỏ, thân cao: 3 hoa đỏ, thân thấp: 2 hoa vàng, thân cao: 1 hoa vàng, thân thấp: 3 hoa hồng, thân cao: 1 hoa trắng, thân cao. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây phủ hợp với kết quả trên?
I. Kiểu gen của (P) là Aa\(\frac{{Bd}}{{bD}}\)
II. Khi cho cây hoa vàng, thân cao và cây hoa trắng, thân cao ở F1 lai với nhau thu được F2 100% hoa vàng: thân cao
III. Tần số HVG 20%
IV. Tỉ lệ kiểu hình cây thân cao, hoa đỏ, dị hợp 3 cặp gen ở F1 là 25%
Có kiểu hình hoa trắng và kiểu hình thân thấp → cây P dị hợp về 3 cặp gen.
Không có kiểu hình trắng – thấp (aabbdd) → không có HVG, P dị hợp đối.
Không có kiểu hình hoa trắng thân thấp: aabbdd → gen B và d cùng nằm trên 1 NST
Kiểu gen của P: \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \to \left( {{\rm{1AA}}:{\rm{2Aa}}:1aa} \right)\left( {1\frac{{Bd}}{{Bd}}:2\frac{{Bd}}{{bD}}:1\frac{{bD}}{{bD}}} \right)\)
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai, Khi cho cây hoa vàng, thân cao và cây hoa trắng, thân cao ở F1 lai với nhau: \(\left( {1AA:2Aa} \right)\frac{{bD}}{{bD}} \times aa\frac{{bD}}{{bD}} \leftrightarrow \left( {2A:1a} \right)bD \times abD \to \) hoa vàng thân cao và hoa trắng thân cao
III sai, các gen liên kết hoàn toàn
IV đúng, \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}} = 0,5 \times 0,5 = 0,25\)
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể một trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thể một về các gen đang xét?
Thể một có bộ NST 2n - 1
Loài có 4 cặp NST.
Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen:
Cặp NST đột biến có 2 kiểu gen, các cặp NST bình thường, mỗi cặp có 3 kiểu gen.
Ta có Số kiểu gen tối đa của thể một là: C14 × 2 × 33 = 216 (KG)
Ở một quần thể người, xét 3 gen :
Gen I quy đinh nhóm máu có 3 alen (IA, IB, IO) nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Gen II và gen III nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, mỗi gen có 2 alen. Hãy tính số kiểu gen tối đa có thể tạo ra từ các gen trên. Biết không xảy ra đột biến.
Về nhóm máu: số kiểu gen tối đa là : \(C_3^2 + 3 = 6\)
Xét 2 cặp gen trên vùng không tương đồng của NST X, ta coi như 1 gen có 4 alen
+ giới XX: \(C_4^2 + 4 = 10\)
+ giới XY: 4
Vậy số kiểu gen tối đa là: 6× (10+4) =84
Một loài thực vật, gen A – thân cao, a –thân thấp; B- hoa đỏ, b- hoa vàng; D- quả tròn, d- quả dài. Cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng một NST, biết rằng các gen liên kết hoàn toàn. Xét phép lai:
P: ${\rm{Aa}}\frac{{BD}}{{bd}} \times {\rm{Aa}}\frac{{BD}}{{bd}}$, tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả dài ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
- Xét phép lai: $\frac{{BD}}{{bd}} \times \frac{{BD}}{{bd}}$ ? F1: 3/4 hoa đỏ, quả tròn: 1/4 hoa vàng, quả dài.
- Xét phép lai: Aa x Aa ? F1: 3/4 cao: 1/4 thấp
- Vậy tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả dài ở thế hệ F1 là: 3/4 × 1/4 = 3/16
Một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho cây cao, các kiểu gen còn lại cho cây thấp. Tính trạng màu hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa đỏ; d– hoa trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình trội một trong hai tính trạng thu được từ phép lai P: (AD/ad) Bb x (AD/ad) Bb, biết các gen liên kết hoàn toàn.
Cặp gen A với B tương tác bổ sung, A với D liên kết hoàn toàn, AD với B phân li độc lập
- Phép lai AD/ad x AD/ad? F1 : 3/4 (A-D-): 1/4 (aadd).
- Phép lai: Bb x Bb ? F1: 3/4 (B-); 1/4 bb.
- F1: (A-D-B-) = 3/4 (A-D-) × 3/4 (B-) = 9/16
- Kết quả: 9/16 thân cao hoa đỏ: 3/16 thân cao hoa trắng: 3/16 thân thấp hoa đỏ: 1/16 thân thấp hoa trắng.
- tỷ lệ kiểu hình trội một trong hai tính trạng thu được: 3/16 + 3/16 = 3/8
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: $\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y$. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng là
+ Ta biết ở ruồi giấm, chỉ con cái mới xảy ra hoán vị gen, con đực không xảy ra hoán vị gen
+ Ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%.
A-B-D- = 0,525 → A-B- =0,525:0,75 = 0.7 mà A-B- = 0,5 + aabb → aabb = 0,2
Giao tử ab ở con đực là 0,5 → con cái cho ab = 0,2:0,5= 0.4
→ f = 20%
+ Tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng có kiểu gen tương ứng theo đúng bản chất phép lai là:
$\frac{{aB}}{{aB}}{X^d}Y$ = 0,1 aB × 0,5 ab × 0,25 XdY = 1,25 %.
Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Tính trạng hình dạng hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa kép; d– hoa đơn. Xác định tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ kép thu được từ phép lai P: Aa(BD/bd) x Aa(BD/bd), biết rằng tần số hoán vị gen là 20%.
Xét phép lai: Aa × Aa ? F1 có 3/4 (A-) và 1/4 (aa).
Xét phép lai: BD/bd × BD/bd ta có F1: 0,16 bbdd; 0,66 (B-D-); 0,09(B-dd) và 0,09(bbD-).
Hoa đỏ, dạng hoa kép: 3/4 (A-) × 0,66(B- D-) = 49,5%.
Ở một loài thực vật, alen A: thân cao; a: thân thấp; alen B: hoa đỏ; b: hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số I. Alen D: quả tròn; d: quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II, các gen trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau. Tính tỉ lệ cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài ở F2?
- F1: Dd x Dd → F2: (3/4D- : 1/4dd)
- F2: Thu được cây thân thấp, hoa vàng, quả dài (aa,bb,dd) = (aa,bb) × (dd)
= (aa,bb) × 1/4 = 4%
→ Kiểu hình thân thấp, hoa vàng (aa,bb) = 16%
- Xét riêng sự di truyền 2 cặp gen liên kết ở F2: Ta có tỉ lệ cây cao hoa đỏ (A-,B-) – tỉ lệ cây thấp hoa vàng (aa,bb) = 50% ? Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ (A-,B-) là:
50% + 16% = 66%.
- Vậy ta có: Cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài ở F2 (A-,B-,dd) là:
66% × 1/4 = 16,5%.
Ptc ? F1 toàn cây thân cao, hạt tròn, màu đục; F1 giao phấn với nhau được F2: 3 thân cao, hạt tròn, màu trong; 6 thân cao, hạt tròn, màu đục; 3 thân cao, hạt dài, màu đục; 1 thân thấp, hạt tròn, màu trong; 2 thân thấp, hạt tròn, màu đục; 1 thân thấp, hạt dài, màu đục. Biện luận tìm kiểu gen F1.
- Do Ptc nên F1 có KG dị hợp 3 cặp gen.
- Qui ước: A– thân cao; a – thân thấp; B- hạt tròn; b –hạt dài; D- màu đục; d- màu trong.
- Xét cặp Aa/Bb: 9:3:3:1 ? cặp gen Aa và Bb phân li độc lập? kiểu gen: AaBb x AaBb.
- Xét cặp Aa/Dd: 9:3:3:1 ? cặp gen Aa và Dd phân li độc lập ? kiểu gen: AaDd x AaDd.
- Xét cặp gen Bb/Dd: 1:2:1 ? hai cặp gen này LKHT với nhau ? kiểu gen: Bd/bD x Bd/bD.
- Vậy KG F1 là: Aa Bd/bD
Cho một cây P tự thụ phấn được F1: 12 thân cao, quả đỏ; 3 thân cao, quả vàng; 1 thân thấp, quả vàng. Biện luận tìm kiểu gen P?
- Xét tính trạng: cao/thấp = 15/1? tương tác gen, kiểu gen: AaBb × AaBb.
Qui ước: kiểu gen aabb thân thấp, các kiểu gen còn lại thân cao.
- Xét tính trạng: quả đỏ/quả vàng = 3/1 ? phân li, kiểu gen: Dd × Dd, D- quả đỏ, d –quả vàng.
- Nhận thấy 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng mà tổng tỷ lệ kiểu hình là 16, vậy cặp gen Dd phải liên kết với cặp Aa hoặc cặp Bb.
- Do không xuất hiện kiểu hình thân thấp, quả đỏ (aabb D-) nên kiểu gen dị hợp đều.
- Vậy kiểu gen cần tìm là: Aa BD/bd.
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaXDEYde giảm phân bình thường, trong đó có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d. Theo lý thuyết, kết thúc giảm phân có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Tạo ra tối đa 6 loại giao tử
II. Có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ 5:5:1:1
III. Có thể tạo giao tử chứa 3 alen trội với tỷ lệ 1/2
IV. Có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau
I đúng,
TB1: AXDE: aYde
TB2: aXDE: AYde
TB3: AXDE: aYde: AXdE: aYDe hoặc AYde: AYDe: aXDE: aXdE
II đúng, trong trường hợp 2 tế bào không có HVG giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ 4:4; tế bào có HVG tạo giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1
III sai, không thể tạo ra giao tử AXDE = 1/2
IV sai, không thể tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau bởi vì chỉ có 1 tế bào giảm phân tạo được giao tử hoán vị.
Trong một phép lai P thu được các cây ở thế hệ con như sau: 22,5% hoa vàng, kép, đều; 15% hoa vàng, kép, không đều; 7,5% hoa trắng, kép, đều; 5% hoa trắng, kép, không đều; 33,75% hoa vàng, đơn, đều; 3,75% hoa vàng, đơn, không đều; 11,25% hoa trắng, đơn, đều; 1,25% hoa trắng, đơn, không đều.
Tìm kiểu gen P? Biết rằng hoa vàng, kép, đều là tính trạng trội.
Xét tính trạng: vàng/trắng = 3:1 → kiểu gen P: Aa x Aa (A – vàng; a- trắng)
Xét tính trạng: kép/đơn = 1:1 → kiểu gen P: Bb x bb (B – kép; b- đơn)
Xét tính trạng: đều /không đều = 3:1 → kiểu gen P: Dd x Dd (D – đều; d- không đều)
Xét mối quan hệ cặp Aa/Bb: 3:3:1:1 → phân li độc lập, kiểu gen là: AaBb x Aabb.
Xét mối quan hệ cặp Aa/Dd: 9:3:3:1 → phân li độc lập, kiểu gen là: AaDd x AaDd.
Xét mối quan hệ cặp Bb/Dd: 9:6:4:1 → hoán vị gen 1 bên.
⇨Vậy kiểu gen cần tìm là: Aa Bd/bD x Aa bD/bd. Tần số hoán vị 20%
Ở một loài cây, thân cao, lá chẻ, quả dài là trội hoàn toàn so với thân thấp, lá nguyên, quả ngắn. Trong một phép lai thu được kết quả theo tỷ lệ:
1 thân cao, lá chẻ, quả dài : 1 thân cao, lá chẻ, quả ngắn : 1 thân cao, lá nguyên, quả dài : 1 thân cao, lá nguyên, quả dài.
Biện luận tìm kiểu gen P?
Xét tính trạng: cao/thấp = 1:1 → kiểu gen P: Aa x aa (A – cao; a- thấp)
Xét tính trạng: chẻ/nguyên = 1:1 → kiểu gen P: Bb x bb (B – chẻ; b- nguyên)
Xét tính trạng: dài /ngắn = 1:1 → kiểu gen P: Dd x dd (D – quả dài; d- quả ngắn)
Xét mối quan hệ cặp Aa/Bb = 1:1 → liên kết gen, kiểu gen Ab/aB x ab/ab.
Xét mối quan hệ cặp Aa/Dd: 37,5%:37,5%:12,5%:12,5% → hoán vị gen, tần số 25%, kiểu gen: AD/ad x ad/ad..
Xét mối quan hệ cặp Bb/Dd: 37,5%:37,5%:12,5%:12,5% → hoán vị gen, tần số 25%, kiểu gen BD/bd x bd/bd.
⇨Vậy kiểu gen cần tìm là: AbD/aBd x abd/abd.
Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế hệ con: 1453 cây hoa đỏ, dạng kép; 684 cây hoa đỏ dạng đơn; 1396 cây hoa trắng dạng kép; 266 hoa trắng dạng đơn. Biện luận tìm kiểu gen P?
- Xét tính trạng màu hoa: đỏ/ trắng = 9/7 ? tính trạng màu hoa do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:7, kiểu gen có A và B hoa đỏ còn lại hoa trắng, kiểu gen P: AaBb x AaBb.
- Xét tính trạng dạng hoa: kép/đơn = 3/1 ? chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- kép, d- đơn.
- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hoa.
- Nhận thấy kiểu hình hoa đỏ, kép (A-B-D-) = 49,5% lớn hơn hoa đỏ đơn (A-B- dd) do vậy kiểu gen P là dị hợp đều, kiểu gen là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad.
- Kiểu gen P là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad đều được do vai trò của A và B là như nhau.
Ở 1 loài thực vật có bộ NST 2n = 14, trên mỗi NST thường khác nhau đều xét 1 gen có 2 alen. Theo lý thuyết trong loài tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau về đột biến thể một?
Thể một 2n - 1
Cây có 7 nhóm gen liên kết
Giả sử xét cặp NST số 1 có 2 alen A, a
Số loại kiểu gen thể một ở NST số 1 là 2 (gồm A, a)
Vậy số loại kiểu gen được tạo ra ở thể một ở NST số 1 là: 2 x 36
Vậy số loại kiểu gen về đột biến thể 3 của loài là:
2 x 36 x 7 = 10206
Ở một loài xét một gen có 2 alen quy định tính trạng màu mắt, người ta thấy xuất hiện 5 kiểu gen khác nhau giữa các cá thể trong loài, điều này chứng tỏ:
$5 = \left( {2 + C_2^2} \right) + 2$
Gen quy định màu mắt nói trên nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là:
Số kiểu gen tối đa trên cặp NST thường chứa gen 1 và gen 2 là $6 + C_6^2$=21
Số kiểu gen tối đa trên cặp XX là $4 + C_4^2$=10
Số kiểu gen tối đa trên cặp XY là 4 x 5 = 20
Số kiểu gen tối đa trong quần thể về 5 gen trên là 21 x (10 +20) = 630
Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ ba có 5 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X,Y. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về ba gen nói trên?
Số kiểu gen ở gen thứ nhất là: r(r+1)/2 = 2 x 3/2 = 3 kiểu gen
Xét 2 gen còn lại nằm trên NST giới tính: Gen 2 có 5 alen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y, gen 3 có 5 alen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính X và Y
=> Coi như 1 gen có số alen = tích số các alen kia thì Trên X có 5x5= 25 alen, trên Y có 5 alen
Số kiểu gen ở giới cái là: (5 x 5) x (5 x 5 +1) : 2 = 325
Số kiểu gen ở giới đực là: (5 x 5) x 5 = 125
Vậy tổng số kiểu gen xét ở 3 gen của loài động vật này là: (325 + 125) x 3 = 1350 kiểu gen