I. Hình ảnh người mẹ thương con
- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà".
→ Thể hiện sự tần tảo, đảm đang và đồng thời mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.
- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi đời thường:
+ chum tương đã đậy.
+ áo tơi lủn củn.
+ nón mê ngồi dầm mưa.
+ đàn gà, cái nơm hỏng vành.
→ Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. → Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. → Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.
- Tình thương của mẹ kết lại bởi hình ảnh: "Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."
→ Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con.
=> Người mẹ tần tảo, vất vả, tiết kiệm, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình.
II. Tình cảm của người con với mẹ
- Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông".
- Biểu hiện:
+ Dáng hình: "thơ thẩn vào ra" → Khi ở nhà một mình, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương.
+ Cảm xúc:
- "nghẹn ngào" → cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.
- "rưng rưng" → không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực chờ rơi.
=> Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ.
+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...
+ Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng".