Phần I - CHUẨN BỊ
Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý nội dung chính của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng.
Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung chính của văn bản và rút ra nội dung chính người viết thuyết phục.
Lời giải chi tiết:
Ở văn bản này, người viết thuyết phục người đọc về luận điểm nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
Trả lời câu 3 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và rút ra những lí lẽ và bằng chứng.
Lời giải chi tiết:
Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:
- Luận điểm 1: Nguyên Hồng là nhà văn khá nhạy cảm, dễ xúc động
+ Ông dễ khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ tới đời sống khổ cực của mình.
- Luận điểm 2: Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn, đậm: "chất dân nghèo, chất lao động", luôn khao khát tình yêu nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.
+ Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, cuộc đời mẹ ông gắn bó với một người chồng nghiện ngập
+ Truyện Mợ Du, Những ngày thơ ấu cùng là những dòng cảm xúc, hồi tưởng cảm xúc của tác giả.
+ Vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những " nghề nhỏ mọn"
- Luận điểm 3: Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông
+ Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
Trả lời câu 4 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em có thể tìm kiếm thông tin trên sách vở, internet.
Lời giải chi tiết:
- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời câu 5 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại văn bản hồi kí Trong lòng mẹ (bài 3) để hiểu thêm thông tin về Nguyên Hồng.
Lời giải chi tiết:
Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này:
- Cuộc đời, hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng: cuộc đời bất hạnh và đáng thương của cậu bé sớm mồ côi bố, mẹ đi tha hương cầu thực, cậu phải sống trong cảnh ghẻ lạnh của họ hàng.
- Phong cách sống, con người, văn chương của nhà văn Nguyên Hồng: một nhà văn nhạy cảm, dễ khóc và thường viết về những người khổ cực.
Phần II - ĐỌC HIỂU
Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn (1) để rút ra ý chính.
Lời giải chi tiết:
Ý chính của phần 1 là chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm.
Trả lời câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn (2) để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng
Trả lời câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý giọng điệu và nội dung các câu văn của Nguyên Hồng trong ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khồ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.
Trả lời câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn (3) và chú ý nội dung của đoạn.
Lời giải chi tiết:
Đoạn này làm rõ thêm sự bần cùng, khổ cực, tuổi thơ vất vả của tác giả.
Trả lời câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý hoàn cảnh sống của nhà văn.
Lời giải chi tiết:
Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông.
Trả lời câu 6 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý câu nói của người thân tác giả trong phần cuối văn bản.
Lời giải chi tiết:
Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ nhân cách, phẩm chất, phong cách sống của Nguyên hồng và chứng minh ông mang phẩm chất, vóc dáng của những con người cùng khổ.
Câu hỏi cuối bài
Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm. Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp với nội dung.
- Nếu được đặt nhan đề cho văn bản, em sẽ đặt:
+ Nhà văn của những kiếp người khốn cùng.
+ Nhà văn của những người cùng khổ là ai?
Trả lời câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em chú ý đoạn (1) để trả lời câu này.
Lời giải chi tiết:
Tác giả nên lên bằng chứng:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
+ Khóc khi nhớ đến công ơn, quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ
+ Khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông " hư cấu lên"
Trả lời câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2) và (3) để rút ra ý chính.
Lời giải chi tiết:
Ý chính của phần 2,3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên Hồng.
Trả lời câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản Trong lòng mẹ và đối chiếu với nội dung văn bản này để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên cho em hiểu về cuộc đời cơ cực và tuổi thơ thiếu thốn của nhà văn Nguyên Hồng. Từ đó em thêm hiểu vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.
Trả lời câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc về nhà văn, trong đó có sử dụng các thành ngữ đã cho.
Lời giải chi tiết:
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả.