Tìm hiểu chung về Ca dao Việt Nam

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Tìm hiểu chung Ca dao Việt Nam

1. Khái niệm

- Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

+ Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ của dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.

2. Ví dụ

- Ca dao:

              "Trống cơm khéo vỗ nên vông

              Một bầy con xít lội sông đi tìm

              Thương ai con mắt lim dim

              Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"

- Dân ca:

"Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con xít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim. Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng".

3. Bố cục

- Bài ca dao số 1: Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con.

- Bài ca dao số 2: Nhắc nhở về nguồn gốc, tổ tông của mỗi người.

- Bài ca dao số 3: Tình cảm anh em trong gia đình.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Ca dao Việt Nam

1. Giá trị nội dung

- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu hát thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà. Những câu hát này thường dùng để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt.

- Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình.

2. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình.

- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

- Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.