Phân tích chi tiết Cô bé bán diêm

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố
- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà
- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống
⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét
- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét
- Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt
+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần
+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm
⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

II. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.
- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp
+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm
+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ
+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình
+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà
+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế
⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

III. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em
⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo
⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.