I. Nhân vật bà cô
1. Hoàn cảnh cuộc đối thoại
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.
- Bố nghiện rồi mất, mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực.
- Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiêt của họ hàng.
- Gần giỗ đầu bố mà mẹ chưa về.
→ Thể hiện:
- Cảnh ngộ thương tâm, éo le, đơn độc của Hồng.
- Tâm địa độc ác của bà cô.
2. Tâm địa độc ác của bà cô thể hiện trong cuộc hội thoại
a. Lượt lời thứ nhất:
- Gọi bé Hồng đến bên, cười hỏi - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
- Giọng nói cay độc, nét mặt khi cười rất kịch.
→ Dụng ý:
- Gợi nỗi đau xa mẹ của bé Hồng, tạo tiền đề nói xấu người mẹ.
- Gieo rắc những hoài nghi để Hồng hiểu lầm mẹ.
- Thể hiện ngay sự cay độc, giả tạo, diễn kịch.
b. Lượt lời thứ hai:
- Tỏ sự ngậm ngùi, chập chừng.
- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ có hàng, người ta đến hỏi chứ?
→ Dụng ý: Tỏ sự ngậm ngùi, xót thương cho người đã mất để chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.
c. Lượt lời thứ ba:
- Không phải lượt lời chính thức mà là gợi nhắc lại khi bé Hồng gặp lại mẹ.
- Lời nói Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tạo chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may và sắm sửa cho và bế em bé chứ.
→ Dụng ý:
- An ủi, giúp đỡ chỉ là bề ngoài nhưng thực chất là châm chọc, nhục mạ.
- Động chạm vào vết thương lòng của Hồng hòng chia rẽ tình cảm mẹ con.
3. Ý nghĩa việc xây dựng nhân vật
- Bà cô là người lạnh lùng, tàn nhẫn, thâm độc. Là đại diện cho tầng lớp xã hội cổ hủ, phi nhân đạo.
- Qua hình ảnh bà cô, tác giả đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến với những cổ tục đày đọa con người.
II. Nhân vật bé Hồng
1. Hoàn cảnh cậu bé Hồng
- Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương.
- Trong ngày giỗ đầu của cha, cậu vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải nghe những lời châm chọc, cay nghiệt của người cô về mẹ của mình.
- Lời bà cô càng thâm hiểm, ác độc bao nhiêu thì chú bé lại càng đáng thương bấy nhiêu khi phải một mình chống đỡ yếu ớt lại miệng lưỡi người đời và những hủ tục lạc hậu, ác nghiệt.
2. Cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô ruột
- Bà cô luôn nói xấu về mẹ Hồng trước mặt cậu để khiến cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.
- Hồng đã nhận ra "rắp tâm tanh bẩn" trong đó, em đã chọn cách im lặng để bảo vệ mẹ mình.
=> Đó là hiện thân của những con người đã khô héo tình máu mủ, ruột thịt. Đó còn là sản phẩm của một xã hội đầy rẫy những bất công, hủ tục lạc hậu, những thành kiến đối với người phụ nữ.
3. Tâm trạng Hồng khi trò chuyện với bà cô
- Càng nói chuyện với cô, Hồng càng thương mẹ nhiều hơn.
- Hàng loạt các động từ mạnh cùng phép so sánh, ẩn dụ đã được sử dụng "Gía những cổ tục ... nát vụn mới thôi".
=> Hồng là đứa trẻ nhạy cảm, thông minh khi nhận ra những ý nghĩ cay độc trong lời nói của cô. Hồng luôn yêu thương mẹ, mong chờ mẹ về.
4. Bé Hồng khi bất ngờ được gặp lại mẹ
- Hồng vô cùng ngạc nhiên, bối rối và hạnh phúc.
- Òa khóc khi được ở trong lòng mẹ --> sự hạnh phúc, xen lẫn sự tủi thân.
- Ngắm mẹ, thấy mẹ vẫn trẻ như hồi gia đình còn sung túc. ---> Đang tận hưởng niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà sau bao ngày đau đớn, tủi hổ bây giờ em mới có được.
=> Cuộc gặp gỡ vô cùng xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người đọc -> tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng không gì chia cắt được.