Soạn bài Kể lại trải nghiệm đáng nhớ siêu ngắn

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

1. Định hướng

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em vẻ người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) là kể về một sự việc, một hành động,... của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

- Xác định một sự việc, hành động, tình huống,... của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.

- Xác định đối trợng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

- Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).

- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.

- Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,... phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

2. Thực hành

Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình.

Phương pháp:

a. Chuẩn bị

- Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông, bà,...).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ýcho bài kể theo gợi dẫn:

+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?;...

- Lập dàn ýcho bài kể.

c. Nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Kể về trải nghiệm theo dàn ý.

- Lắng nghe chăm chú để hiểu thông tin được chia sẻ.

- Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;...
 

-  Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.

 

- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

- Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn).

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói:

+ So với yêu cầu mục c), em đã đạt được những gì?

+ Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó?

- Người nghe:

+ Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe.

+ Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

Gợi ý bài nói:

- Mở bài: Giới thiệu bản thân và sự việc định kể

      Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của mình. Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn học sinh đã bao giờ hối hận vì khiến mẹ buồn chưa ạ?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do, sự việc của buổi cảm lạnh ấy). Bản thân tôi cũng đã từ trải nghiệm cảm giác không mấy dễ chịu ấy.

- Thân bài:

+ Trình bày sự việc và cảm xúc bản thân

      Chuyện xảy ra khi tôi còn là một học sinh lớp bốn - cái tuổi mà người lớn hay nói là dở dở ương ương, chưa đủ trưởng thành nhưng cũng chẳng còn là trẻ con nữa. Trong một lần nghịch ngợm trêu bạn, mặc dù không cố ý, nhưng tôi đã khiến người bạn của mình ngã đến chảy máu. Tất nhiên sau sự việc đó, tôi bị mời bố mẹ lên nói chuyện. Với đầu óc non nớt của tôi lúc đó, tôi thấy mình chẳng sai điều gì cả. Tôi không hề cố ý muốn bạn như vậy, chỉ là một tai nạn nho nhỏ mà sao người lớn cứ phải làm nghiêm trọng nó lên. Mẹ tôi, người mẹ hiền dịu của tôi, đã phải bỏ cả buổi làm việc của mình để đến gặp cô giáo rồi lại đến nhà người bạn đó xin lỗi. Tất nhiên sau sự việc đó, mẹ không vui vẻ nổi. Cả chặng đường đưa tôi từ trường về nhà, mẹ chỉ im lặng. Vào đến nhà, mẹ mới bắt đầu mắng tôi. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi bị mẹ mắng. Tôi đã rất ấm ức, khóc òa lên và cứ cố cãi rằng mình không sai gì cả. Tôi thậm chí còn không đợi mẹ nói hết câu chuyện, chạy lên phòng khóa trái cửa. Đến bữa ăn, tôi đợi mẹ ăn xong, đi ra ngoài thì mới xuống ăn cùng bố. 

      Bố tôi đợi tôi xuống ăn cùng, đợi tôi ăn xong rồi bảo "Ngồi lại đây nói chuyện với bố một chút đã rồi lên học". Tôi nghĩ trong đầu chắc bố sẽ bênh vực mình, sẽ an ủi mình vì chịu nhiều ấm ức. Nhưng không như những gì tôi nghĩ, bố ngồi phân tích điểm sai của tôi một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng. Từ những phân tích ấy, tôi thấy bản thân mình sai và mẹ mắng tôi cũng chẳng phải việc dễ dàng gì. Rồi tôi nhớ lại khoảnh khắc mẹ mắng mình, mẹ đã khóc. Không ai lại khóc vì mắng một người mà trong lòng không đầy đau xót và yêu thương cả. Không một ai! Tôi thấy mình sai rất nhiều, sai vì làm bạn đau, sai vì làm mẹ khóc, vì bố tôi phải đứng ra giải quyết việc này. Vậy là tôi vừa học vừa ngóng giây phút mẹ về. Vừa nghe thấy tiếng cửa, tôi đã chạy ngay xuống và ôm mẹ. Tôi xin lỗi trong những giàn giụa nước mắt vì sai lầm của mình. Mẹ cũng khóc, vừa ôm tôi vừa mắng yêu "Từ sau mà thế nữa mẹ sẽ không yêu con nữa nhé". Nghe được lời ngọt ngào ấy, lòng tôi nhẹ hẳn và càng yêu thương mẹ nhiều hơn. Sáng hôm sau, tôi đã đến lớp xin lỗi người bạn ấy, xin lỗi cả bố mẹ bạn và thầy cô vì đã phải phiền lòng với việc làm của tôi.

+ Qua sự việc đó, em nhận được những gì?

      Qua câu chuyện vừa rồi, tôi đã rút ra được nhiều điều. Tôi thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho mình và những sai trái của mình trong hành động ấy. Tôi tự nhủ với mình phải không ngừng học tập, rèn luyện để bố mẹ và thầy cô vui lòng. Đừng nên làm những người yêu thương mình phải khóc vì bạn sẽ ân hận suốt đời.

- Kết bài: Chốt lại vấn đề và mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe

      Trên đây là kỉ niệm đáng nhớ của tôi. Tôi mong rằng qua bài nói này, các bạn sẽ trân trọng người thân của mình hơn để không phải hối hận như tôi. Nếu các bạn có bất cứ điều gì đồng cảm, cần chia sẻ thì tôi sẵn sàng lắng nghe. Xin chân thành cảm ơn!