Người con trong bài thơ về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào?
Người con về thăm nhà khi mẹ đã đi vắng.
Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?
Con về thăm mẹ chiều đông
Hoàn cảnh mẹ không có nhà có tác dụng gì trong ý thơ?
Hoàn cảnh mẹ không có nhà có tác dụng giúp tác giả có thời gian tĩnh lặng để quan sát và nghĩ về mẹ.
Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?
Trong khổ thơ thứ hai không có sự xuất hiện của yếm đào.
Các hình ảnh “bếp lửa”, “áo tơi”, “nón mê” ẩn dụ cho điều gì?
Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn ẩn dụ cho sự lam lũ, vất vả của mẹ.
Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Câu thơ thể hiện tình yêu thương con của người mẹ.
Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”?
Nhân hóa hình ảnh nón mê đứng, ngồi.
Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" thể hiện trạng thái nào của tác giả?
Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" thể hiện trạng thái xúc động của tác giả khi nhớ về mẹ mình.
Chọn đáp án đúng nhất
Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
Từ láy
Từ láy
Từ láy
Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ láy
Chọn các đáp án đúng
Điều gì làm người con trong văn bản Về thăm mẹ "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn..."?
Người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ
Người con thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ
Người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ
Người con thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ
Người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ
Người con thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ
Người con "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn..." vì cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho mình và thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ.